Chuyển nhân viên làm việc khác với hợp đồng có được phép hay không?

01/09/2021
Chuyển nhân viên làm việc khác với hợp đồng có được phép hay không?
552
Views

Các vấn đề về hợp đồng lao động luôn là các nội dung được người lao động đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ hết các quy định của pháp luật về nội dung này. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn độc giả. Cụ thể có thắc mắc như sau về việc chuyển nhân viên làm việc khác với hợp đồng.

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Sắp tới, tại công ty tôi, tôi sẽ được điều chỉnh vị trí công tác. Tuy nhiên vị trí sắp tới t được điều chỉnh lại không đúng với vị trí trong hợp đồng lao động tôi đã kí kết. Vì vậy tôi muốn hỏi rằng trường hợp nào công ty được điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà hai bên đã ký? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019
Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động

 Hợp đồng lao động được kí kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng; phù hợp với các quy định của pháp luật lao động.

– Hợp đồng lao động bao gồm các loại:

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động theo mùa, vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

– Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu như:

Công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc; thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

– Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày giao kết hoặc từ ngày do hai bên thoả thuận; hoặc từ ngày người lao động bắt đầu làm việc.

– Trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động; các bên kí kết có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trong trường hợp có sự thay đổi một trong những nội dung chủ yếu về điều kiện lao động; người lao động có quyền kí hợp đồng lao động mới.

– Chế độ giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; chấm dứt hợp đồng lao động được quy định của Bộ luật lao động 2019.

Có được đương nhiên chuyển nhân viên làm việc khác với hợp đồng không?

Một trong những nội dung bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định tại điều 21 Bộ luật lao động 2019 là địa điểm làm việc. Trong các hợp đồng lao động thỏa thuận về địa điểm làm việc là tại 01 địa chỉ cụ thể; hoặc theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động hoặc có phụ lục hợp đồng bổ sung thỏa thuận này. Muốn điều chuyển lao động làm việc nơi khác so với Hợp đồng lao động phải đạt được sự đồng ý của người lao động.

Người sử dụng lao động không đương nhiên có quyền điều chuyển người lao động đi làm việc nơi khác so với hợp đồng lao động. Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp nêu tại điều 29 Bộ luật lao động 2019; thì phải có thỏa thuận trong hợp đồng nhưng trường hợp này cũng là tạm thời; quan hệ lao động vẫn tồn tại giữa công ty mẹ với người lao động.

Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm; nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

Các trường hợp và điều kiện được chuyển nhân viên làm việc khác với hợp đồng

Điều 29 Bộ luật lao động 2019; quy định về việc chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong các trường hợp như sau:

Các trường hợp khách quan

– Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm; áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước; hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi NLĐ đồng ý bằng văn bản.

Các trường hợp chủ quan

Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất; kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ.

– Khi tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ; người sử dụng lao động phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 03 ngày làm việc; thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ.

– NLĐ chuyển sang làm công việc khác so với HĐLĐ được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

– NLĐ không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với HĐLĐ quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động 2019.

Quy định về tiền lương khi chuyển nhân viên làm việc khác với hợp đồng

Theo khoản 3 điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019; về tiền lương của người lao động sau khi chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được quy định như sau:

– Được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.

– Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ; nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. Căn cứ khoản 1 điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP; mức lương tối thiểu vùng hiện nay là 4.420.000 đồng/tháng với vùng I; 3.920.000 đồng/tháng với vùng II; 3.430.000 đồng/tháng với vùng III; 3.070.000 đồng/tháng với vùng IV.

Theo khoản 4 điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019; đối với trường hợp người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm; mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại điều 99 của Bộ luật Lao động năm 2019.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thử việc quá 01 lần đối với người lao động, doanh nghiệp có bị xử lý?
Người lao động mất việc làm vì đại dịch có được hỗ trợ không?
Trường hợp nào người lao động không cần giấy phép lao động?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Chuyển nhân viên làm việc khác với hợp đồng có được phép hay không?“ . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Lao động thử việc có được hưởng nguyên lương ngày 2/9?

Điều 112 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết nghỉ hưởng nguyên lương. Theo quy định trên, việc nghỉ lễ, tết, nghỉ hưởng nguyên lương được áp dụng đối với người lao động. Mà theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 giải thích: người lao động được xác định là người làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý; điều hành của người sử dụng lao động. Theo đó, người lao động ký hợp đồng thử việc, đang trong thời gian thử việc thì không được nghỉ lễ 2/9 hưởng nguyên lương.

Chính sách điều kiện hỗ trợ người lao động ngừng việc?

Làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Các trường hợp được miễn thủ tục xin cấp miễn giấy phép lao động?

Có 2 trường hợp miễn giấy phép lao động được miễn thủ tục xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
– Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
– Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời