Chào Luật sư hiện nay em là sinh viên luật ra trường hơn nửa năm muốn thi vào công chức xã. Em muốn về quê và làm gần nhà để tiện chăm sóc cho người thân hơn. Tuy nhiên em không có quen biết ai nên còn nhiều vấn đề cần được giải đáp nên muốn nhờ luật sư tư vấn. Em muốn thi vào công chức xã, chức danh ứng tuyển là tư pháp hộ tịch. Vậy nếu muốn thi vào vị trí này thì thực hiện như thế nào? Chức năng, nhiệm vụ của tư pháp xã như thế nào theo quy định? Tư pháp xã hiện nay mỗi xã tuyển bao nhiêu vị trí? Mong được Luật sư tư vấn giúp. Em chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về chức năng, nhiệm vụ của tư pháp xã chúng tôi tư vấn đến bạn như sau
Tiêu chuẩn của công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã
Hiện nay theo quy định thì tiêu chuẩn công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có những tiêu chuẩn riêng. Vậy điều kiện để trở thành công chức tư pháp hộ tịch hiện nay có khó không? Có bao nhiêu tiêu chuẩn cần đáp ứng nếu muốn trở thành công chức tư pháp hộ tịch cấp xã. Bộ tiêu chuẩn này hiện nay gồm những quy định như sau:
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP về tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã như sau:
Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, tiêu chuẩn của công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã cụ thể:
– Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
– Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Chức năng nhiệm vụ của tư pháp xã như thế nào?
Hiện nay tư pháp xã thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến tư pháp hộ tịch như những vấn đề về đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn… và một số thủ tục khác. Để có thể hiểu được chi tiết nhất về chức nằn, nhiệm vụ của tư pháp xã kính mời bạn đọc tham khảo quy định về nội dung này như sau:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, nhiệm vụ của công chức Tư pháp – hộ tịch như sau:
– Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
– Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định việc soạn thảo, ban hành các văn bản theo quy định của pháp luật; giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với các văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn của cơ quan cấp trên;
– Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; công tác thi hành án; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hướng dẫn hoạt động đối với tổ chức hòa giải cơ sở; phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố trong việc sơ kết, tổng kết công tác hòa giải ở cơ sở, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã; quản lý tủ sách pháp luật tại Ủy ban nhân dân cấp xã; phối hợp với công chức Văn hóa – xã hội hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước;
– Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định của pháp luật;
– Phụ trách lĩnh vực hộ tịch, công chứng, chứng thực tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác phòng chống tham nhũng và các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực thanh tra;
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, nhiệm vụ của công chức Tư pháp – hộ tịch chủ yếu là tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thực hiện việc đăng ký, quản lý hộ tịch, ban hành các văn bản…
Hiện nay công chức cấp xã cũng được phân công để giải quyết các vấn đề về dân sự, đất đai cho người dân như giải quyết tranh chấp đất đai, làm sổ đỏ, mua bán đất đai, hợp thửa với lệ phí hợp thửa đất theo pháp luật quy định. Mỗi vị trí sẽ có quyền hạn và trách nhiệm riêng.
Chế độ xếp lương đối với công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã hiện nay ra sao?
Hiện nay những quy định về tiền lương công chức cũng có văn bản quy định cụ thể. Vậy đối với chức danh công chức tư pháp hộ tịch hiện nay thì tiền lương của họ như thế nào? Công chức tư pháp hộ tịch hiện nay có được hưởng thêm mức phụ cấp nào ngoài lương không? chức năng, nhiệm vụ của tư pháp xã Chế độ xếp lương đối với công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã là:
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 33/2023/NĐ-CP về xếp lương đối với công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã như sau:
– Cán bộ, công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Nghị định này được thực hiện xếp lương như công chức hành chính có cùng trình độ đào tạo quy định tại bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng.
– Trường hợp trong thời gian công tác, cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm thì được đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp.
– Trường hợp người được bầu làm cán bộ cấp xã, được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức cấp xã theo quy định tại Nghị định này mà đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính để làm căn cứ xếp lương (trừ thời gian tập sự, thử việc), thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục thì được cộng dồn.
Cần làm gì để nâng cao chất lượng tư pháp xã hiện nay?
Hiện nay với mong muốn nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đồng thời đảm bảo cho việc giải quyết nhu cầu của người dân nhanh chóng và hiệu quả thì việc làm quan trọng và cần được chú trọng nhiều hơn là nâng cao chất lượng cán bộ công chức tư pháp. Và những điều cần làm để nâng cao chất lượng tư pháp xã, chức năng, nhiệm vụ của tư pháp xã là:
Đề xuất cơ quan có thẩm quyền:
(1) Tạo điều kiện về cơ sở vật chất về hộ tịch, chứng thực, văn bản quy phạm pháp luật nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác Tư pháp – Hộ tịch cấp xã.
(2) Thường xuyên tổ chức cập nhật, tập huấn về các lĩnh vực chuyên môn của công tác tư pháp như: Công tác xây dựng, ban hành văn bản, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, hộ tịch, xử lý vi phạm hành chính, trợ giúp pháp lý…
(3) Bổ sung các đầu sách pháp luật vào tủ sách pháp luật ở cơ sở để công chức Tư pháp – Hộ tịch vận dụng trong giải quyết công việc.
– UBND cấp xã rà soát, phân loại trình độ chuyên môn cán bộ công chức; có kế hoạch, quy hoạch nguồn công chức tư pháp – hộ tịch để sẵn sàng bổ sung khi công chức tư pháp – hộ tịch được điều động, chuyển vị trí công tác khác.
– UBND cấp xã không giao thêm các nhiệm vụ khác cho công chức Tư pháp – Hộ tịch, đảm bảo cho những công chức này hoạt động chuyên trách, cần bố trí đủ 2 biên chế cho công chức Tư pháp – Hộ tịch.
– Quan tâm thực hiện đúng và kịp thời các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch, bố trí phòng làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, hệ thống mạng internet, phần mềm chuyên dụng… cho công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã nhằm động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho công chức tư pháp – hộ tịch hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề chức năng nhiệm vụ của tư pháp xã Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như lệ phí hợp thửa đất…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2023
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
Đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch còn mỏng, có nơi chỉ có một công chức; trình độ ứng dụng CNTT chưa đồng đều; khả năng tiếp thu cái mới còn hạn chế nhất là trong thời đại công nghệ 4.0. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, công chức Tư pháp – Hộ tịch cơ sở còn phải tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã giải quyết các vụ việc về hòa giải tranh chấp đất đai, khiếu nại – tố cáo; Phối hợp với các ngành huyện như Thanh tra; Viện Kiểm sát; Chi cục thi hành án dân sự; Tòa án… thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến địa bàn quản lý Nhà nước ở địa phương, nên chiếm khá nhiều thời gian dẫn đến việc quá tải và làm ảnh hưởng nhiều đến việc giải quyết các đầu công việc chuyên môn nên chưa dành được nhiều thời gian nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn; một số công chức Tư pháp – Hộ tịch có kinh nghiệm, năng lực nhưng lại được điều động, bố trí, bổ nhiệm ở những vị trí công tác cao hơn hoặc công việc khác dẫn đến quá trình triển khai thực hiện công việc tư pháp, hộ tịch có nhiều khó khăn, lúng túng.
-Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
– Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
-Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
– Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;