Các ngành công chức Nhà nước gồm những ngành gì?

15/11/2023
Các ngành công chức Nhà nước được quy định ra sao?
905
Views

Chào Luật sư hiện nay quy định về ngành công chức Nhà nước thế nào? Tôi có ý định thi vào công chức nhà nước vì lý do cá nhân. Do tôi là nữ đã có gia đình nên không có quá nhiều thời gian để cống hiến cho công việc. Do đó gia đình chồng cũng có ý muốn tôi thi công chức nhà nước. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, có kinh nghiệm 6 năm làm kế toán của Ngân hàng tư nhân. Vậy hiện nay ngoài kế toán thì tôi có thể ứng tuyển vào những vị trí nào khi thi công chức nhà nước. Các ngành công chức Nhà nước hiện nay được quy định ra sao? Mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Các ngành công chức Nhà nước chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:

Công chức là gì?

Hiện nay với khái niệm được đa số mọi người hiểu là người làm việc trong cơ quan nhà nước. Vậy công chức là những ai và làm những công việc gì? Ai là người tuyển dụng công chức? Những quy định về việc xác định khái niệm công chức theo luật cán bộ công chức hiện hành như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bổ sung 2019 có quy định về công chức, theo quy định này thì công chức chính là các công dân Việt Nam, họ được tuyển dụng, được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với các vị trí việc làm ở trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, của tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; ở trong các cơ quan, đơn vị thuộc về Quân đội nhân dân mà không phải là các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, các công nhân quốc phòng; ở trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là các sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo về chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, đặc điểm của công chức đó chính là:

– Là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã;

– Là công dân của nước Việt Nam, trong biên chế;

– Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Các ngành công chức Nhà nước được quy định ra sao?

Hiện nay khi nhắc đến công chức nhà nước thì được phân chia rất nhiều ngành nghề. Mỗi bộ phận, mỗi vị trí có trách nhiệm và nhiệm vụ thực hiện công việc riêng. Hiện nay có thể dựa vào trình độ đào tạo, ngạch chuyên môn hoặc vụ trí công tác mà phân chia thành nhiều ngành công chức nhà nước. Chức danh về nghề nghiệp viên chức ra sao? Những quy định về các ngành công chức nhà nước như sau:

Theo trình độ đào tạo:

– Công chức loại A – phải có trình độ đào tạo chuyên môn mà từ bậc đại học trở lên;

– Công chức loại B – phải có trình độ đào tạo chuyên môn mà ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng;

– Công chức loại C – phải có trình độ đào tạo chuyên môn mà ở bậc sơ cấp;

– Công chức loại D – phải có trình độ đào tạo chuyên môn mà ở bậc dưới sơ cấp.

Theo ngạch chuyên môn:

– Công chức của ngành hành chính – sự nghiệp;

– Công chức của ngành lưu trữ;

– Công chức của ngành thanh tra;

– Công chức của ngành tài chính;

– Công chức của ngành tư pháp;

– Công chức của ngành ngân hàng;

– Công chức của ngành hải quan;

– Công chức của ngành nông nghiệp;

– Công chức của ngành kiểm lâm;

– Công chức của ngành thủy lợi;

– Công chức của ngành xây dựng;

– Công chức của ngành khoa học kĩ thuật;

– Công chức của ngành khí tượng thủy văn;

– Công chức của ngành giáo dục, đào tạo;

– Công chức của ngành y tế;

– Công chức của ngành văn hóa – thông tin;

– Công chức của ngành thể dục, thể thao;

– Công chức của ngành dự trữ quốc gia.

Theo vị trí công tác:

– Công chức lãnh đạo

– Công chức chuyên môn các nghiệp vụ.

Công chức hiện nay làm việc trong các đơn vị, cơ quan nhà nước với nhiều lĩnh vực khác nhau, Ví dụ cán bộ làm ở UBND hay Bộ Công An thực hiện các công việc về thủ tục hành chính, đất đai như làm khai sinh, thay đổi CCCD, làm sổ đỏ với giá dịch vụ làm sổ đỏ cố định. Hay công chức làm trong ngành giáo dục, mỗi ngành các công chức sẽ có trách nhiệm riêng biệt.

Quyền của công chức theo quy định hiện nay gồm những gì?

Hiện nay công chức có nhiều quyền khác nhau khi thực hiện công việc được giao. Những quyền này là hoàn toàn phù hợp và tạo điều kiện tốt nhất cho họ trong khi làm việc và hoàn thành tốt nhất các công việc. Quy định về cômh chức hiện nay bao gồm những vấn đề như sau:

Công chức có các quyền sau:

– Được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ:

+ Được giao các quyền tương xứng với nhiệm vụ;

+ Được bảo đảm về trang thiết bị và những điều kiện làm việc khác theo đúng quy định của pháp luật;

+ Được cung cấp các thông tin có liên quan đến các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về trình độ chính trị, về chuyên môn, về nghiệp vụ;

+ Được pháp luật bảo vệ khi mà thi hành công vụ;

– Về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:

+ Được Nhà nước bảo đảm về tiền lương tương xứng với các nhiệm vụ, các quyền hạn mà được giao, phù hợp với những điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Công chức mà làm việc ở miền núi, ở biên giới, hải đảo, ở vùng sâu, vùng xa, ở vùng dân tộc thiểu số, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc là trong các ngành, nghề mà có môi trường độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng các phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo các quy định của pháp luật;

+ Được hưởng về tiền làm thêm giờ, về tiền làm đêm, về công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;

– Nghỉ ngơi:

Công chức sẽ được nghỉ hàng năm, được nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết những việc riêng theo các quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp mà do yêu cầu nhiệm vụ, thì các công chức mà không sử dụng hoặc là sử dụng không hết về số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương họ còn được thanh toán thêm một số khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày mà không nghỉ.

Các ngành công chức Nhà nước được quy định ra sao?

Nghĩa vụ của công chức hiện nay được quy định ra sao?

Hiện nay bên cạnh các quyền thì công chức cũng có những nghĩ vụ nhất định. Nghĩa vụ này gồm cả phần nghĩa vụ đối với đảng, nhà nước và cả người dân. Vấn đề này hiện nay còn được nhiều người quan tâm và theo dõi. Cụ thể hiện nay công chức được quy định cụ thể về nghĩa vụ có những vấn đề sau:

– Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân:

+ Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phải bảo vệ danh dự Tổ quốc và các lợi ích quốc gia;

+ Tôn trọng nhân dân, phải tận tụy phục vụ nhân dân;

+ Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, phải lắng nghe các ý kiến và phải chịu sự giám sát của nhân dân;

+ Chấp hành nghiêm chỉnh về các đường lối, chủ trương, các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

– Trong thi hành công vụ:

+ Thực hiện đúng, đầy đủ và phải chịu trách nhiệm về các kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật; phải nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, các quy chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; phải báo cáo người mà có thẩm quyền khi mà phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; phải bảo vệ bí mật nhà nước;

+ Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong việc thi hành công vụ; phải giữ gìn đoàn kết ở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Phải bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các tài sản nhà nước được giao;

+ Chấp hành các quyết định của cấp trên. Khi mà có căn cứ cho rằng các quyết định đó là trái pháp luật thì sẽ phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với chính người ra quyết định; trường hợp mà người ra quyết định vẫn sẽ quyết định việc thi hành thì sẽ phải có văn bản và những người thi hành vẫn phải chấp hành nhưng sẽ không phải chịu trách nhiệm về các hậu quả của việc thi hành, đồng thời là thực hiện báo cáo với cấp trên trực tiếp của chính người ra quyết định. Người ra quyết định sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chính quyết định của mình;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ của công chức là người đứng đầu:

+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành các công vụ của các công chức;

+ Tổ chức thực hiện những biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phải chịu trách nhiệm về những việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng và lãng phí trong chính cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, về văn hóa công sở trong chính cơ quan, tổ chức, đơn vị; phải xử lý kịp thời, nghiêm minh những công chức mà thuộc quyền quản lý có các hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật hay có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền và gây phiền hà cho công dân;

+ Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật và theo thẩm quyền hoặc theo kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị

Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Các ngành công chức Nhà nước được quy định ra sao?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về giá dịch vụ làm sổ đỏ… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay theo quy định có bao nhiêu ngạch công chức?

Căn cứ khoản 1 Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) thì ngạch công chức bao gồm các ngạch từ cao xuống thấp như sau:
– Chuyên viên cao cấp và tương đương;
– Chuyên viên chính và tương đương;
– Chuyên viên và tương đương;
– Cán sự và tương đương;
– Nhân viên.
– Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.

Ngạch chuyên viên cao cấp cần có điều kiện gì?

– Bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác.
– Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
– Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.

Ngạch chuyên viên chính hiện nay cần có những điều kiện gì?

– Bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác.
– Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.