Câu trộm điện của hàng xóm bị xử lý như thế nào?

26/08/2021
Câu trộm điện của hàng xóm bị xử lý như thế nào
1807
Views

hành vi câu trộm điện của hàng xóm có vi phạm pháp luật không, nếu có thì bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành

Chào Luật sư. Gia đình tôi hàng tháng trả tiền điện trong khoảng 500 nghìn đồng. Nhưng trong 2 tháng gần đây, tiền điện tăng vọt lên 2 triệu đồng một tháng; trong khi gia đình tôi vẫn giữ mức sử dụng tiết kiệm. Tôi có rà soát lại camera thì phát hiện anh Q (hàng xóm nhà tôi) có biểu hiện câu trộm điện nhà tôi. Luật sư cho tôi hỏi, hành vi câu trộm điện của hàng xóm bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật. Xin Luật sư hãy giải đáp thắc mắc của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật điện lực 2004

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định 134/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Câu trộm điện là gì?

Câu trộm điện hay ăn cắp điện là hành vi khá phổ biến trong những năm gần đây.

Căn cứ theo khoản 15 điều 3 Luật điện lực 2004:

Trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị khác có liên quan đến đo đếm điện, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số công tơ và các hành vi lấy điện gian lận khác.

  • Như vậy, hành vi câu trộm điện hay còn gọi là ăn cắp điện được hiểu là hành vi sau:
  • Tự tiện đấu nối; câu móc lấy điện trên hệ thống điện;
  • Cố ý làm hỏng công tơ để dùng điện;
  • Cắt đứt hoặc xâm phạm chì niêm phong;
  • Tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị đo lường điện;

Câu trộm điện của hàng xóm bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính:

Hành vi trộm cắp điện có thể bị xử lý theo điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Cụ thể, các mức phạt tiền sẽ tương ứng với số lượng điện mà đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp:

  • Dưới 1.000 kWh: từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000;
  • Từ 1.000 kWh đến dưới 2.000 kWh: Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
  • Từ 2.000 kWh đến dưới 4.500 kWh: Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
  • Từ 4.500 kWh đến dưới 6.000 kWh: Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
  • Từ 6.000 kWh đến dưới 8.500 kWh: Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng;
  • Từ 8.500 kWh đến dưới 11.000 kWh: Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
  • Từ 11.000 kWh đến dưới 13.500 kWh: từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng;
  • Từ 13.500 kWh đến dưới 16.000 kWh: Từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
  • Từ 16.000 kWh đến dưới 18.000 kWh: Từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng;
  • Từ 18.000 kWh đến dưới 20.000 kWh: Từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Hình thức xử phạt bổ sung

Trong một số trường hợp, người có hành vi câu trộm điện có thể chịu các hình phạt bổ sung:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong một số trường hợp;
  • Buộc nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được;
  • Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
  • Buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại.

Phải làm gì khi phát hiện hàng xóm câu trộm điện?

Căn cứ theo điểm đ khoản 2 điều 46 Luật điện lực 2004

Khách hàng sử dụng điện có nghĩa vụ sau:

Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản.

Trước hết, bạn nên trình báo cơ quan công an xã. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ buộc hàng xóm phải chấm dứt hành vi trộm cắp điện.

Để tố giác hành vi trộm cắp điện của hàng xóm, bạn có thể gửi đơn tố giác cùng các chứng cứ hợp pháp gửi tới Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực điện lực thuộc Bộ công thương để xử lý theo quy định tại điều 33,34 Nghị định 134/2013/NĐ-CP.

Như vậy, hành vi câu trộm điện của hàng xóm không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn khi sử dụng điện. Do đó, khi phát hiện có dấu hiệu bị câu trộm điện, bạn nên thu thập chứng cứ và trình báo lên các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về Câu trộm điện của hàng xóm bị xử lý như thế nào? Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch của của Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Dùng rào điện chống trộm làm chết người thì bị xử lý như thế nào?

Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì sẽ bị xét xử về tội giết người. Tội giết người được quy định tại điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, trường hợp này có thể bị phạt tù từ 7 đến 15 năm hoặc tù chung thân. Bên cạnh đó, phải bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại.

Cách nhận biết bị câu trộm điện như thế nào?

Kiểm tra các đường dây điện. Nếu có đường dây lạ nối vào đường dây điện của gia đình bạn thì có thể là hành vi câu trộm điện.
Kiểm tra điện kế: kiểm tra các sợi chì trên điện kế; lỗ trên điện kế; vị trí của điện kế,… để xác định.
Trường hợp cần thiết, bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp điện kiểm tra hệ thống điện; các thiết bị đo đếm điện của gia đình bạn.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời