Photo sách có vi phạm pháp luật không?

26/08/2021
Photo sách có vi phạm pháp luật không?
780
Views

Hiện nay, không ít các quán photo mở ra các dịch vụ photo sách giá rẻ cho sinh viên. Các quyển sách photo thường có giá chỉ bằng một nửa hoặc thậm chí một phần ba so với sách chính thống. Vì vậy, sách photo được các bạn sinh viên mua và sử dụng rất nhiều. Photo sách có vi phạm pháp luật không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005;

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Photo sách có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ theo điều 14 luật sở hữu trí tuệ có quy định như sau:

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

Như vậy, sách giáo trình, sách giáo khoa, các loại sách nghiên cứu chuyên ngành đều thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

Đồng thời,khoản 6 điều 28 luật sở hữu trí tuệ 2005 cũng quy định: Việc sao chép tác phẩm; mà không được phép của tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả là vi phạm quyền tác giả.

Trường hợp kinh doanh hàng photocopy có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tức là photo sách với mục đích vì lợi nhuận. Như vậy trường hợp này không thuộc các trường hợp được miễn xin phép và trả tiền. Vì vậy, người photo sách đã vi phạm bản quyền.

Trường hợp được photo mà không vi phạm pháp luật

Điều 25 luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2009 có quy định về trường hợp sao chép, photo mà không vi phạm pháp luật:

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

Như vậy, sinh viên có thể tự sao chép tác phẩm nhằm mục đích nghiên cứu khao học nhưng chỉ được tối đa 1 bản.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường có vi phạm quyền tác giả không?

Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả; không nhằm mục đích thương mại thì không vi phạm quyền tác giả.

Trích dẫn tác phẩm trong tác phẩm của mình được không?

Trích dẫn trong tác phẩm của mình là được phép; trong điều kiện: hợp lý; và không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa.

Sửa chữa, cắt xén tác phẩm có vi phạm quyền tác giả?

Theo khoản 5 điều 28 luật sở hữu trí tuệ; việc sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả đều vi phạm quyền tác giả.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Trả lời