Cúng giải hạn có được cho phép ở Việt Nam?

27/08/2021
Cúng giải hạn có được cho phép ở Việt Nam?
426
Views

Ở Việt Nam, phần lớn mọi người thường khai lý lịch tôn giáo là không. Tuy nhiên, trên thực tế, người Việt Nam vẫn có niềm tin tôn giáo nhất định. Mỗi năm mới sang, nhiều gia đình lại rủ nhau xem vận hạn năm mới; và mời thầy về cúng giải hạn; mong năm mới bình an, sung túc. Vậy, cúng giải hạn có được cho phép ở Việt Nam? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016;

Nghị định 28/2017/NĐ-CP;

Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Hoạt động tín ngưỡng là gì?

Điều 2 của luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 có nêu ra một số định nghĩa như sau:

Tín ngưỡng là niềm tin của con người; được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục; tập quán truyền thống; để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Như vậy, có thể suy ra, hoạt động cúng giải hạn không nằm trong các hoạt động tín ngưỡng được pháp luật cho phép, thừa nhận.

Cúng giải hạn có được cho phép ở Việt Nam?

Như đã phân tích ở trên, cúng giải hạn không phải hoạt động tín ngưỡng được pháp luật cho phép ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chỉ xem vận hạn, cúng vận hạn đầu năm vì đặt niềm tin vào quẻ bói thì không bị xử phạt.

Trường hợp bị xử phạt hành chính đối với hành vi cúng giả hạn khi vi phạm một trong các hành vi sau:

  • Khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP thì vi phạm quy định về nếp sống văn hóa:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích

Ngoài ra, Khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì quy định:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;

b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng là gì?

– Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
– Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Có bắt buộc có người đại diện trước pháp luật ở cơ sở tín ngưỡng không?

Cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng.

Tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện các hoạt động nào?

Tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện các hoạt động sau:
– Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, giảng đạo, bồi dưỡng giáo lý;
– Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc;
– Sửa chữa, cải tạo trụ sở;
– Tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo;
– Tổ chức đại hội thông qua hiến chương.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời