Hành vi cướp dây chuyền vàng của cụ bà bị xử lý thế nào theo quy định?

04/09/2021
Hành vi cướp dây chuyền vàng của cụ bà bị xử lý thế nào theo quy định?
676
Views

Hành vi cướp tài sản là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý thật nghiêm minh theo quy định. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ về các loại quy định này. Liên quan tới chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc một nam thiếu niên đã thực hiện hành vi cướp dây chuyền vàng của một cụ bà.

Tóm tắt vụ việc

Nguyễn Duy Hiếu, 16 tuổi, bị cáo buộc bóp cổ, giật sợi dây chuyền vàng tây của cụ bà 83 tuổi rồi bỏ chạy.

Theo điều tra, khoảng 22h30 ngày 29/8; thấy bà Phạm Thị Tư (83 tuổi, trú thôn Phước Đức) đang nằm ngủ nhưng để điện sáng, Hiếu lẻn vào nhà tìm đến công tắc tắt điện và lục đồ đạc lấy trộm tài sản.

Chủ nhà thức dậy bật đèn điện thì bị Hiếu xông đến đến bóp cổ, khống chế. Hiếu giật sợi dây chuyền vàng tây ba chỉ của bà Tư rồi bỏ chạy.

Từ trình báo của bị hại, ngày 30/8, Hiếu bị bắt. Thiếu niên này khai là hàng xóm; thấy bà Tư ở một mình nên nảy sinh ý định lẻn vào nhà trộm cắp.

Vậy hành vi cướp dây chuyền vàng của cụ bà này sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng với Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Hành vi cướp cướp dây chuyền vàng của cụ bà bị khép vào tội nào?

Theo Điều 168, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); hành vi cướp dây chuyền vàng trên có thể được quy vào tội cướp tài sản với các dấu hiệu được quy định như sau:

Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Vậy người có hành vi cướp tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản.

Cấu thành tội phạm tội cướp tài sản

Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản được quy định như sau:

a. Mặt khách quan

– Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản; hoặc bất kỳ người khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng; làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.

– Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là đe dọa dùng tức khắc sức mạnh vất chất được thể hiện bằng lời nói; cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản; hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu; hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.

Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội không dùng vũ lực; hoặc đe dọa dùng vũ lực; xong bằng mọi cách thức, thủ đoạn; người phạm tội đã đưa nạn nhân vào tình trạng không còn khả năng quản lý được tài sản như; dùng ê te, các loại thuốc ngủ đầu độc nạn nhân; dùng dây chằng qua đường làm nạn nhân vấp ngã để cướp tài sản…

Ngoài ra, tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức; và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực; đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực; hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lầm vào tình trạng không thể chống cự được; không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.

b. Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, vì mục đích vụ lợi.

c. Khách thể

Khách thể là đối tượng bị tội phạm xâm hại. Trong trường này; đó là quan hệ nhân thân và xâm phạm trực tiếp quan hệ sở hữu tài sản đã được pháp luật bảo vệ

d. Chủ thể

Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi.

Hành vi cướp dây chuyền vàng của cụ bà sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); hành vi cướp tài sản của nam thiếu niên trên có thể phải chịu một trong những mức hình phạt sau:

Khung hình phạt 1 với tội cướp tài sản

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm với tội

Nếu có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Khung hình phạt 2 với tội cướp tài sản

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm với tội

Trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn gây nguy hiểm khác; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt 3 với tội cướp tài sản

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thường cơ thể từ 31% đến 60%; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung hình phạt 4 với tội cướp tài sản

Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm với tội

Tù chung thân trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên; hoặc gây thương tích; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người 31% trở lên; làm chết người; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung đối với tội cướp tài sản

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người thực hiện hành vi cướp tài sản dưới 18 tuổi có bị xử lý hình sự?

Căn cứ quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 có thể khẳng định:

Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên

Phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm: tội cố ý cũng như tội vô ý; tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng; và tội đặc biệt nghiêm trọng trừ những tội phạm mà BLHS quy định chủ thể của tội phạm đó là người đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng chính sách hình sự giảm nhẹ theo những quy định của Chương XII BLHS năm 2015 (xem bình luận Chương XII BLHS năm 2015).

Đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi

Phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại một trong các điều luật đã được giới hạn tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

Ngoài ra; người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu TNHS đối với hành vi chuẩn bị phạm 02 tội danh được quy định tại điều 123; điều 168 BLHS (khoản 3 Điều 14 BLHS năm 2015).

Trong trường hợp này; đối tượng thực hiện hành vi cướp dây chuyền vàng của bà cụ đang được xác định là 16 tuổi. Như vậy; đối tượng vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu các hành vi có đầy đủ yếu tố cấu thành tội danh.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?
Tội cướp giật tài sản xử lý thế nào theo quy định pháp luật hình sự
Lập vi bằng lừa đảo bán nhà chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi cướp dây chuyền vàng của cụ bà bị xử lý thế nào theo quy định?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là phạm tội chưa hoàn thành?

Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi).

Thế nào là phạm tội chưa đạt?

Phạm tội chưa đạt là trường hợp hành vi phạm tội đã thực hiện chưa thoả mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm; vì nguyên nhân ngoài ý muổn của người phạm tội.

Phân biệt tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sảnlạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì từ ban đầu người phạm tội đã có ý định dùng các biện pháp thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Còn với tội lạm dụng tín nhiệm, ban đầu người phạm tội chưa có ý định thực hiện hành vi chiếm đoạt, mà có thể vì lòng tham khi được tin tưởng giao giữ hộ tài sản mà hình thành nên hành vi chiếm đoạt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận