Doanh nghiệp chế biến thủy sản có được giảm tiền điện khi dịch Covid-19?

04/09/2021
doanh-nghiep-che-bien-thuy-san-co-duoc-giam-tien-dien-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19
679
Views

Chào Luật sư. Tôi là chủ doanh nghiệp chế biến thủy sản. Hiện tại đang ở đợt giãn cách do dịch Covid-19 nên tình hình tài chính của doanh nghiệp tôi gặp nhiểu khó khăn. Một trong những khó khăn đó là chi phí tiền điện. Được biết, chính phủ vừa ban hành phương án giảm tiền điện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tôi có thắc mắc là Doanh nghiệp chế biến thủy sản có được giảm tiền điện trong bối cảnh đại dịch Covid-19? Hi vọng nhận được phản hồi sớm từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nghị quyết 97/NQ-CP

Nghị quyết 55/NQ-CP

Nghị quyết 83/NQ-CP

Thông tư 215/2013/TT-BTC

Nội dung tư vấn

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Do vậy, để giúp các doanh nghiệp giảm bớt sức ép về mặt tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết định 97/NQ-CP thống nhất phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 như đề xuất của Bộ Công Thương.

Doanh nghiệp chế biến thủy sản có được giảm tiền điện trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Theo Nghị quyết 97/NQ-CP:

Các khách hàng sử dụng điện: là các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại thời điểm ngày 25 tháng 8 năm 2021; đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg và đang duy trì sản xuất trong các lĩnh vực sau:

  • Doanh nghiệp chế biến; bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;
  • Doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả;
  • Doanh nghiệp sản xuất có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ đô la Mỹ nhưng hiện đang gặp nhiều khó khăn do có nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương tại thời điểm ngày 25 tháng 8 năm 2021; đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Do đó, doanh nghiệp chế biến thuỷ sản; nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thuộc đối tượng được giảm tiền điện theo Nghị quyết số 97/NQ-CP.

Về mức hỗ trợ giảm giá điện

Giảm 10% tiền điện (trước thuế VAT) trên hoá đơn tiền điện cho các khách hàng trên.

Về thời gian hỗ trợ giảm tiền điện

Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng điện là: 03 tháng tại các kỳ hoá đơn tiền điện tháng 9 đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng 11 năm 2021.

Các đối tượng khác có được giảm giá điện không?

Các đối tượng được giảm giá điện, giảm tiền điện khác tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2021; Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ.

Giải quyết vấn đề

Do đó, doanh nghiệp chế biến thuỷ sản là các nhà máy; cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương tại thời điểm ngày 25 tháng 8 năm 2021 đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg và đang duy trì sản xuất thì được hỗ trợ giảm tiền điện. Đây là một phương án giúp san sẻ gánh nặng về tài chính cho các doanh nghiệp; góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh đại dịch.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề Doanh nghiệp chế biến thủy sản có được giảm tiền điện trong bối cảnh đại dịch Covid-19?  Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp có được chấm dứt hợp đồng lao động do Covid-19 không?

Theo điểm c Khoản 1; Điều 36, Bộ luật Lao động năm 2019 một trong những trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là:
“Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc”.
Do đó, trường hợp vì dịch bệnh Covid-19; Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày có bị cưỡng chế hoá đơn hay không?

Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC:
“Người nộp thuế nợ tiền thuế; tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Như vậy, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; hết thời hạn gia hạn nộp thuế, người nộp thuế cần nộp thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoá đơn.

Kim ngạch xuất khẩu là gì?

Kim ngạch xuất khẩu là lượng tiền được thu về trên hoạt động xuất khẩu của hàng hóa hay dịch vụ của một quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu sẽ được tính theo một khoảng thời gian cố định như tháng; quý; năm. Cùng với một đơn vị tiền tệ ổn định được quy ước trước giữa hai bên.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời