Doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày có bị cưỡng chế hoá đơn hay không?

01/09/2021
doanh-nghiep-no-thue-tren-90-ngay-co-bi-cuong-che-hoa-don-hay-khong
1363
Views

Chào Luật sư, tôi là chủ doanh nghiệp nhỏ. Các năm trước, tôi đều đóng thuế rất sớm. Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, địa phương tôi phải giãn cách xã hội theo các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; doanh nghiệp tôi gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Do đó, việc thu xếp tiền nộp thuế cũng gặp trở ngại. Luật sư cho tôi hỏi, doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày có bị cưỡng chế hoá đơn hay không? Tôi phải làm gì nếu bị cưỡng chế hoá đơn. Hi vọng nhận được phản hồi sớm từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật quản lý thuế 2019

Thông tư 10/2014/TT-BTC

Thông tư 215/2013/TT-BTC

Công văn 1695/TCT-QLN

Thuế là gì?

Theo khoản 1 điều 3 Luật quản lý thuế 2019:

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”

Như vậy, thuế là một khoản nộp bắt buộc mà công dân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước; phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành; không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.

Cưỡng chế hóa đơn là gì?

Cưỡng chế hóa đơn chính là một trong những biện pháp của Tổng cục Thuế áp dụng để xử lý tình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi của tổ chức; doanh nghiệp.

Theo quy định tại điều 3, Thông tư 215/2013/TT-BTC đã quy định các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

  • Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước; tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
  • Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
  • Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước; tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
  • Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
  • Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước; tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập

Doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày có bị cưỡng chế hoá đơn hay không?

Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC:

“Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; hết thời hạn gia hạn nộp thuế, người nộp thuế cần nộp thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoá đơn.

Khi bị cưỡng chế hoá đơn, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thậm chí nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất; kinh doanh.

Doanh nghiệp bị cưỡng chế hoá đơn thì phải làm như thế nào?

Khi bị cưỡng chế hóa đơn, các đơn vị kinh doanh phải:

  • Phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về việc cưỡng chế hóa đơn.
  • Doanh nghiệp tuyệt đối không tự ý tiếp tục sử dụng hóa đơn nếu không được pháp luật cho phép

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Nếu người nộp thuế vi phạm cam kết thì cơ quan thuế sẽ dừng ngay việc sử dụng hóa đơn lẻ của người nộp thuế.

Bị cưỡng chế hoá đơn, doanh nghiệp vẫn được dùng hoá đơn trong trường hợp nào?

Theo Công văn 1695/TCT-QLN do Tổng cục thuế ban hành ngày 22/04/2016:

Một số doanh nghiệp khi được cưỡng chế hóa đơn vẫn có thể được sử dụng hóa đơn lẻ; để phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất:

  • Doanh nghiệp có đề xuất văn bản đề nghị được dùng hóa đơn cho từng lô hàng, từng hạng mục công trình.
  • Doanh nghiệp cam kết thực hiện nộp thuế với tiền thuế phát sinh và tiền nợ ít nhất bằng 15% doanh thu trên hóa đơn lẻ.

Doanh nghiệp bị cưỡng chế hoá đơn nhưng vẫn xuất hoá đơn thì bị xử lý như thế nào?

Khi bị cưỡng chế hoá đơn, doanh nghiệp xuất hoá đơn cho khách hàng; thì hoá đơn đó bị coi là hoá đơn bất hợp pháp. Hoá đơn trong thời gian bị cưỡng chế mà phát sinh giao dịch mua bán có xuất hoá đơn thì hoá đơn đó là hoá đơn bất hợp pháp. Bên bán bị truy thu thuế trong thời gian cưỡng chế giao dịch phát sinh mua bán.

Căn cứ theo khoản 5 điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC:

Trong thời gian cưỡng chế, doanh nghiệp mà xuất hóa đơn cho khách hàng có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài ra, có một số trường hợp doanh nghiệp đã nộp đủ tiền thuế nhưng do nhầm lẫn; doanh nghiệp vẫn nhận được quyết định cưỡng chế hóa đơn. Khi gặp sự cố này, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng làm công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế nộp lên cơ quan thuế có thẩm quyền.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày có thể bị cưỡng chế hoá đơn. Việc bị cưỡng chế hoá đơn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần lưu ý hoàn thành đúng hạn các khoản thuế theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày có bị cưỡng chế hoá đơn hay không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Hoá đơn của doanh nghiệp trong thời gian bị cưỡng chế có hợp pháp không?

Theo quy định, trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn nếu doanh nghiệp vẫn cố tình sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế; chẳng hạn như vẫn phát sinh giao dịch mua bán có xuất hóa đơn, thì các hóa đơn này được quy là hóa đơn bất hợp pháp, trừ một số trường hợp được sử dụng hóa đơn lẻ để phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất quy định tại Công văn 1695/TCT-QLN do Tổng cục thuế ban hành ngày 22/04/2016.

Doanh nghiệp đã nộp đầy đủ tiền thuế vẫn bị gửi thông báo cưỡng chế hóa đơn thì làm thế nào?

Thực tế, không ít trường hợp nhầm lẫn dẫn đến doanh nghiệp đã nộp đầy đủ tiền thuế; vẫn bị gửi thông báo cưỡng chế hóa đơn Với trường hợp này, các doanh nghiệp cần xử lý bằng cách: Lập và gửi công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế tới cơ quan thuế có thẩm quyền
Như vậy, công văn xin mở lại hóa đơn khi bị cưỡng chế sẽ áp dụng với các doanh nghiệp không mắc vi phạm về thuế nhưng vẫn bị cưỡng chế hóa đơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận