Đánh chết người đột nhập gara bị xử lý như thế nào theo quy định?

31/08/2021
Đánh chết người đột nhập gara bị xử lý như thế nào theo quy định?
635
Views

Hiện nay, hành vi trộm cắp diễn ra rất phổ biến trong xã hội. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và cần có những chế tài xử lý thật thích đáng. Tuy nhiên, trong đời sống hiện nay cũng có rất nhiều tình huống người trộm cắp bị bắt quả tang và bị gây thương tích dẫn đến chết người. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận hiện nay. Đây là vụ việc về trường hợp gia chủ đánh chết người đột nhập gara.

Tóm tắt vụ việc

Nguyễn Trọng Nam, 35 tuổi, cùng bốn người phát hiện anh Trung đột nhập gara ôtô nên đánh hội đồng, nhét giẻ vào mồm khiến nạn nhân tử vong.

5 người khai khoảng 10h ngày 29/8 phát hiện anh Trung đột nhập kho hàng của gara ôtô Thành Nam ở xã Hà Hồi, huyện Thường Tín nên xông tới khống chế. Bị đánh đau và do ngạt thở, anh Trung đã tử vong.

Nam là chủ gara, 4 người còn lại là nhân viên.

Vậy hành vi đánh chết người đột nhập gara này sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Hành vi đánh chết người đột nhập gara có thể bị khép vào tội gì?

Với hành vi đánh chết người này, có nhiều ý kiến cho rằng hành vi này có thể khép vào tội giết người; nhưng cũng có quan điểm cho rằng đây là hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.

Theo chúng tôi nhận định trong trường hợp này; người thực hiện hành vi đánh chết người đột nhập gara có thể bị khép vào tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.

Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người

Để phân biệt hai tội này, cần xem xét các dấu hiệu sau:

Lỗi của người thực hiện hành vi

Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình; và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.

Yếu tố lỗi trong trường hợp phạm tội giết người:

– Trong trường hợp phạm tội giết người; người thực hiện hành vi có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người. Nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra; hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả đó xảy ra.

+) Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác, người phạm tội  thấy trước được hậu quả chết người tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Biểu hiện ý thức này ra bên ngoài thường được biểu hiện bằng những hành vi như: chuẩn bị hung khí (phương tiện), điều tra theo dõi mọi hoạt động của người định giết, chuẩn bị những điều kiện, thủ đoạn  để che giấu tội phạm…

+) Trước khi có hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác, người phạm tội chỉ nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra chứ không chắc chắn nhất định xảy ra vì người phạm tội  chưa tin vào hành vi của mình nhất định sẽ gây ra hậu quả chết người. Bản thân người phạm tội cũng rất mong muốn cho hậu quả xảy ra; nhưng họ lại không tin một cách chắc chắn rằng hậu quả ắt xảy ra.

+) Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác; người phạm tội cũng chỉ thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra; tuy không mong muốn hậu quả chết người xảy ra; nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra; hậu quả xảy ra người phạm tội cũng chấp nhận.

Yếu tố lỗi trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người

– Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người; người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người; nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra; có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Đây là trường hợp người phạm tội chỉ cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân bị chết; cái chết của nạn nhân là ngoài ý muốn của người phạm tội. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.

Mục đích của người phạm tội

Mục đích là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của người phạm tội; là kết quả mà người phạm tội mong muốn có được khi thực hiện hành vi của mình.

– Trong trường hợp người thực hiện hành vi có mục đích rõ ràng là tước đoạt tính mạng con người thì họ phạm tội giết người.

– Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người; người thực hiện hành vi không có mục đích tước đoạt tính mạng của người khác mà chỉ có mục đích làm người khác bị thương; bị tổn hại về sức khỏe.

Hành vi đánh chết người đột nhập gara bị xử lý như thế nào?

Điều 134, BLHS 2015 quy định như sau về các khung hình phạt về tội cố ý gây thương tích:

Khung 1

Người nào cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau; hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù; hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe; hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Khung 2

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Khung 3

Phạm tội gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

Khung 4

Phạm tội gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Khung 5

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Khung 6

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Hình phạt khi chuẩn bị phạm tội

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy trong trường hợp này, chiếu theo khoản 5 điều 134, BLHS 2015, hành vi đánh chết người đột nhập gara có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án từ 10-15 năm tù.

Cố ý gây thương tích cho người khác bị xử phạt hành chính hay không?

Nếu hành vi cố ý gây thương tích chỉ khiến nạn nhân bị thương tật dưới 11% và không rơi vào trường hợp đặc biệt trong bộ luật hình sự thì người phạm tội chỉ bị xử phạt hành chính theo nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

Hành vi này được xem như hành vi “đánh nhau” và người vi phạm sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng.

Trường hợp nạn nhân là người nhà

Ngoài ra, nếu nạn nhân là người trong gia đình thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính ở mức độ nặng hơn (điều 49 nghị định 167/2013/NĐ-CP):

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

Mức phạt nặng nhất cho hành vi này là 1,5 triệu đồng, kèm theo việc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có nhu cầu.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Lừa đảo hoãn thi hành án bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?
Lập vi bằng lừa đảo bán nhà chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Đánh chết người đột nhập gara bị xử lý như thế nào theo quy định? . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là vô ý gây thương tích cho người khác?

Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi cẩu thả hoặc vì quá tự tin gây hậu quả làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe.

Tội vô ý làm chết người là như thế nào?

Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả làm chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.

Tội vô ý gây thương tích cho người khác bị xử phạt như thế nào?Về hình phạt

Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. Được áp dụng với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận