Gây hỏa hoạn để trả thù bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

25/08/2021
Gây hỏa hoạn để trả thù bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
875
Views

Hành vi gây hỏa hoạn làm thiệt hại tài sản là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Những cá nhân thực hiện hành vi này đều sẽ bị xử lý thích đáng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các quy định này. Liên quan tới chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc một nữ sinh gây hỏa hoạn để trả thù. Đây là một vụ việc đang gây xôn xao dự luận trong thời gian gần đây.

Tóm tắt vụ việc

Nữ sinh 14 tuổi khai 9 lần đốt nhà chứa rơm của 8 hộ hàng xóm vì cho rằng họ chê bai người thân trong gia đình mình.

Bị triệu tập, bé gái thừa nhận hành vi, khai thời gian qua một số hàng xóm có lời lẽ chê bai người thân trong nhà nên thù tức, gây hỏa hoạn để trả thù.

Cảnh sát xác định, ngoài 9 lần đốt nhà chứa rơm của 8 hàng xóm (một hộ bị đốt lần hai), nữ sinh còn 6 lần châm lửa đốt bờ rào của gia đình.

Ngoài ra, các nạn nhân không ai yêu cầu bồi thường thiệt hại và đồng ý để nhà chức trách khuyên răn giúp nữ sinh nhận ra sai lầm

Vậy hành vi gây hỏa hoạn để trả thù trên sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247  tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nghị định 123/2005/NĐ-CP

Hành vi phóng hỏa bị khép vào tội gì?

Căn cứ vào điều 178, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; hành vi gây hỏa hoản trên có thể bị khép vào tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Nội dung điều luật quy định như sau:

“Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm”

Cấu thành tội phạm tội hủy hoại tài sản người khác

Đối với Tội hủy hoại tài sản của người khác; khi xác định các yếu tố cấu thành của tội phạm của tội này cần xem xét quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, cấu thành tội phạm của Tội hủy hoại tài sản của người khác được xác định cụ thể như sau:

Về mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản.

Mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản được thể hiện qua hành vi phạm tội là hành vi “hủy hoại tài sản”. Hủy hoại tài sản được hiểu là hành vi tác động đến tài sản làm cho tài sản bị tan nát; hư hỏng đến mức làm mất hẳn giá trị sử dụng; không thể khôi phục lại được nguyên gốc tài sản này.

Hành vi khách quan này là nguyên nhân dẫn đến hậu quả là làm cho tài sản bị biến dạng; tan nát, hư hỏng hoàn toàn, làm mất hẳn giá trị sử dụng.

Hậu quả xảy ra được xác định là yếu tố bắt buộc là căn cứ để xác định tội này; nếu hành vi phạm tội nhưng chưa ra gây ra hậu quả gây thiệt hại cho tài sản thì chưa thể cấu thành nên tội Hủy hoại tài sản của người khác.

Trong đó, nếu căn cứ quy định của pháp luật thì hậu quả là yếu tố cấu thành mặt khách quan của Tội hủy hoại tài sản của người khác được xác định là thuộc một trong hai trường hợp:

– Giá trị của tài sản bị thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên.

– Hoặc giá trị của tài sản bị thiệt hại dưới 2.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp như đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích; hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ hoặc là di vật, cổ vật.

Về mặt chủ quan của tội hủy hoại tài sản.

Về mặt chủ quan của tội Hủy hoại tài sản; người phạm tội này được xác định là người có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Điều đó có nghĩa là bản thân người phạm tội hoàn toàn biết và nhận thức được về hậu quả mà hành vi của mình sẽ gây ra nhưng vẫn cố ý để mặc cho hậu quả đó xảy ra; với mục đích hủy hoại đi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác.

Hành vi phạm tội hủy hoại tài sản của người khác có thể xuất phát từ mục đích nhằm thỏa mãn cảm xúc giận dữ; hoặc do tư thù cá nhân, mâu thuẫn, ghen tuông…. Mặc dù yếu tố động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định tội Hủy hoại tài sản của người khác; nhưng ít nhiều động cơ phạm tội có thể cho thấy rõ những diễn biến tâm lý của người phạm tội, là cơ sở để xác định tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Về mặt khách thể của tội hủy hoại tài sản.

Về mặt khách thể; Tội hủy hoại tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu của chủ tài sản với tài sản bị hủy hoại; mà không ảnh hưởng gì đến quan hệ nhân thân của chủ sở hữu tài sản.

Về mặt chủ thể của tội hủy hoại tài sản.

Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trong Tội hủy hoại tài sản của người khác được xác định là người từ đủ 14 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015; người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với Tội hủy hoại tài sản của người khác nếu khung hình phạt được quy định tại khoản 3, 4 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015; vì đây là những trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Còn người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại tài sản của người khác trong tất cả các trường hợp khi có hành vi hủy hoại tài sản của người khác.

Hành vi gây hỏa hoạn để trả thù bị xử lý như thế nào?

Người nào có hành vi gây hoản làm hư hỏng hoặc thiệt hại tài sản của người khác; mà đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm trên; sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt tại điều 178, BLHS 2015:

Khung 1

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Khung 4

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp gây hỏa hoạn làm thiệt hại tài sản của người khác dưới 2 triệu đồng thì bị xử lý thế nào?

Nếu hư hỏng chưa đến mức 2 triệu thì bạn vẫn có quyền yêu cầu xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

Vô ý gây hỏa hoạn làm thiệt hại tài sản người khác thì bị xử lý ra sao?

Hành vi vô ý gây hỏa hoạn làm thiệt hại tài sản bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 27 Nghị định 123/2005/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có quy định xử phạt hành chính đối với cá nhân tổ chức để xảy ra cháy, nổ như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với hành vi vô ý xảy ra cháy; nổ nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đến 1.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Để xảy ra cháy, nổ do vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy; nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đến 500.000 đồng;

b) Vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra cháy; nổ gây thiệt hại từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Giải quyết tình huống

Trong trường hợp này, hành vi gây hỏa hoản được xác định với lỗi cố ý, tuy nhiên do chủ thể thực hiện hành vi là nữ sinh (14 tuổi); chưa đủ năng lực trách nhiệm hình sự; cũng như tài sản bị thiệt hại cũng không có giá trị quá lớn. Cùng với đó, những người bị thiệt hại cũng không yêu cầu bồi thường.

Cụ thể, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với Tội hủy hoại tài sản của người khác nếu khung hình phạt được quy định tại khoản 3, 4 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, vì đây là những trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Vì vậy, trong trường hợp này, nữ sinh này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hành vi vô ý gây cháy nổ làm thiệt mạng 4 người bị xử lý ra sao?
Lái xe máy đâm chết người bị xử lý như thế nào?

Hành vi cướp tài sản sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Gây hỏa hoạn để trả thù bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự?

Sự kiện bất ngờ
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Phòng vệ chính đáng
Tình thế cấp thiết
Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuât, công nghệ
Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự?

Người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, trừ những trường hợp có quy định khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận