Tội phóng hỏa đốt nhà người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

24/06/2021
Tội phóng hỏa đốt nhà người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
2176
Views

Xin chào Luật sư! Tôi có một trường hợp về tội phóng hỏa đốt nhà mong được Luật sư tư vấn giúp ạ. Cụ thể như sau: Không biết vì lý do gì, hay thù oán với ai, mà cách đây vài ngày anh trai tôi bị kẻ xấu âm mưu phóng hỏa đốt nhà, gây thiệt hại hại tài sản trong nhà lên tới hơn 1 tỷ đồng. Trong đó có ngôi nhà 4 tầng, muốn đi ra ngoài thì phải xuống tầng 1 mới ra được ngoài. Nhưng kẻ xấu đã đốt nhà anh tôi từ cửa ra vào tầng 1 cháy không đi ra ngoài được,  lúc đó trong nhà có 3 người, bị mắc kẹt trong ngôi nhà bị cháy . Đến 20 phút sau họ mới được cứu ra ngoài . Người đó đã lẻn vào nhà anh tôi để đốt lúc đêm khuya khoảng 2h sáng lúc đó mọi người đang ngủ say . Vậy cho tôi hỏi , Tội phóng hỏa đốt nhà người khác sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Tội phóng hỏa đốt nhà người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Dựa vào thông tin bạn cung cấp thì nhà anh bạn bị kẻ xấu âm mưu phóng hỏa đốt nhà, thiệt hại tài sản trong nhà hơn 1 tỷ đồng thì theo Bộ luật hình sự quy định như sau:

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy, giá trị thiệt hại mà gia đình anh bạn phải chịu từ hành vi cố ý phóng hỏa được tính lên đến hơn 1 tỷ đồng. Do đó, đối với người vi phạm này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội hủy hoạt hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

Mức phạt tù được áp dụng trong trường hợp này sẽ là từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân khi gây thiệt hại có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. Bên cạnh đó, khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh này ngoài bị phạt tù người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng và bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Ngoài ra, cũng theo trình bày sự việc của bạn thì ngôi nhà 4 tầng; muốn đi ra ngoài thì phải xuống tầng 1 mới ra được ngoài nhưng kẻ xấu đã đốt nhà từ cửa ra vào tầng 1 cháy không đi ra ngoài được; lúc đó trong nhà có 3 người, bị mắc kẹt trong ngôi nhà bị cháy đến 20 phút sau mới được cứu ra ngoài.

Như vậy, xét về mức độ; việc phóng hỏa này có dấu hiệu của hành vi cố ý giết người khi cố phóng hỏa tại đúng lối đi tầng 1 – cửa ra vào duy nhất của tòa nhà để cháy lên. Do đó, dựa vào kết quả của cơ quan điều tra, có thể người này còn bị khởi tố với tội cố ý giết người theo Bộ luật hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Tội phóng hỏa đốt nhà người khác sẽ bị xử lý như thế nào?“. Nếu có thắc gì thì xin vui lòng liên hệ: 0833102102 được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi đốt nhà là do lỗi cố ý bị xử lý như thế nào?

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

Thực tiễn về tội cố ý gây thương tích?

Trong thực tiễn, tội danh này rất phổ biến. Người phạm tội phải có hành vi tác động đến thân thể của người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ như: đâm, chém, đấm đá, đốt cháy, đầu độc v.v…
Hành vi này về hình thức cũng giống hành vi của tội giết người, nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn do người phạm tội chỉ mong muốn nạn nhân bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ chứ không mong muốn cho nạn nhân bị chết.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời