Mẫu thông báo phạt đi làm muộn mới năm 2023

02/06/2023
Mẫu thông báo phạt đi làm muộn mới năm 2023
750
Views

Trên cơ sở quy định về nội quy lao động, kỷ luật lao động thì lúc này buộc các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ phải ban hành, xây dựng những nội quy riêng cho doanh nghiệp của mình và đây được xem là một căn cứ quan trọng để điều hành nhân viên, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp cũng như đồng bộ trong hệ thống tổ chức. Khi cá nhân người lao động vi phạm các quy định, nội quy của doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu các hình thức xử lý kỷ luật theo các mức kỷ luật theo việc vi phạm của mình. Bài viết sau, Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn đọc Mẫu thông báo phạt đi làm muộn mới năm 2023 và quy định pháp luật liên quan đến việc xử phạt việc đi làm muộn của nhân viên, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Trừ lương có được xem là một hình thức kỷ luật lao động hay không?

Kỷ luật lao động bao gồm các điều khoản quy định về hành vi của NLĐ trong các lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động của họ như: số lượng, chất lượng công việc cần đạt được, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, giữ gìn trật tự tại nơi làm việc, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của tổ chức, các hành vi vi phạm pháp luật lao động và trách nhiệm vật chất. Vậy trừ lương có phải là hình thức xử lý kỷ luật hay không?

Căn cứ Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Các hình thức kỷ luật lao động quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 gồm 4 hình thức:

Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

3. Cách chức.

4. Sa thải.

Như vậy, hiện nay pháp luật lao động chỉ thừa nhận 4 hình thức xử lý kỷ luật lao động, nhưng trong đó không có hình thức trừ lương.

Trừ lương người lao động khi đi làm muộn có đúng pháp luật không?

Nhằm làm cho NLĐ làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ, do đó kỷ luật tốt nhất chính là sự tự kỉ luật. Bởi vậy, người làm công tác quản lý nguồn nhân lực cần làm cho mọi NLĐ hiểu được những mong đợi, yêu cầu của tổ chức đối với bản thân họ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp muốn trừ lương người lao động khi họ đi làm muộn thì việc này có đúng quy định pháp luật hay không?

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động quy định tại điều 127 Bộ luật Lao động 2019:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Theo đó trường hợp người lao động đi muộn tức là họ đã vi phạm nội quy lao động và có thể áp dụng hình thức kỷ luật lao động như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức hoặc sa thải nhưng không được trừ lương của người lao động.

Nếu người sử dụng lao động phạt nhân viên đi làm muộn bằng hình thức trừ lương tức là người sử dụng lao động đó đã làm trái với quy định của pháp luật.

Trừ lương người lao động khi đi làm muộn thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là hành vi của người lao động vi phạm các nghĩa vụ lao động đã được quy định chủ yếu trong nội quy lao động của đơn vị, trong pháp lệnh lao động hoặc vi phạm những mệnh lệnh điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. Tuy nhiên khi áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật sai thì lúc này doanh nghiệp sẽ bị xử phạt. Chi tiết quy định pháp luật như sau:

Căn cứ khoản 3 điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

Mẫu thông báo phạt đi làm muộn mới năm 2023

a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;

d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;

đ) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động phạt tiền nhân viên đi làm muộn thì sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Còn mức phạt đối với doanh nghiệp khi vi phạm các hành vi nêu trên thì sẽ bị phạt 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân – lên đến 80.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.

Ngoài ra, người sử dụng lao động phải có biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cụ thể:

– Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Mẫu thông báo phạt đi làm muộn mới năm 2023

Hướng dẫn ghi Mẫu thông báo phạt đi làm muộn

Trước hết, người lập thông báo phải ghi rõ tên công ty (đơn vị sử dụng người lao động-nhân viên), ví dụ: Công ty TNHH ABC. Xác định số thông báo, điều này phụ thuộc vào hệ thống dữ liệu của từng công ty.

Tiếp đến, ghi địa danh, ngày tháng năm ra thông báo, ví dụ: Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2021.

Các thông tin về nhân viên vi phạm:

– Tên nhân viên được ghi theo tên trong hợp đồng lao động.

– Chức vụ: có thể là nhân viên văn phòng, nhân viên kỹ thuật, trưởng phòng, phó trưởng phòng,..

– Phòng ban: nơi nhân viên làm việc và chịu sự quản lý trực tiếp.

– Ngày xảy ra vi phạm: được xác định chính xác giờ, ngày tháng năm diễn ra hành vi, thường là trong giờ làm việc

– Địa điểm xảy ra hành vi vi phạm : có thể tại nơi làm việc hoặc không phải nơi làm việc, nhưng thường là tại nơi làm việc, địa điểm càng cụ thể càng tốt, ví dụ tại Phòng số bao nhiêu hay phòng tên gì

– Hình thức vi phạm: lời nói hay hành động, hành động hay không hành động

– Thiệt hại xảy ra: thường là thiệt hại về vật chất, có thể có thiệt hại hoặc không có thiệt hại

– Nhân viên đã từng vi phạm thì người ghi thông báo phải điền đầy đủ các thông tin vào bảng

– Hình thức xử phạt:  chủ yếu là cảnh cáo, khiển trách, hoặc có thể là cách chức,…

Cuối cùng, người lập thông báo phải ghi rõ kết luận cuối cùng, ví dụ: Dựa trên các căn cứ trên đây, công ty quyết định áp dụng hình thức xử phạt khiển trách đối với nhân viên Nguyễn Văn A về hành vi đi làm muộn nhiều lần trong một tháng.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mẫu thông báo phạt đi làm muộn mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về lệ phí hợp thửa đất. vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về việc xử lý kỷ luật lao động như thế nào?

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật lao động 2019 quy định về kỷ luật lao động như sau:
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Quy định về xoá kỷ luật lao động như thế nào?

Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động 2019 quy định về xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động như sau:
– Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

Hình thức xử lý kỷ luật khiển trách được áp dụng như thế nào?

Đây là hình thức kỷ luật nhẹ nhất đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Việc quy định hành vi cụ thể nào áp dụng hình thức khiển trách hoàn toàn do người sử dụng lao động quyết định. Ví dụ các hành vi: người lao động sử dụng điện thoại riêng trong giờ làm việc, hoặc vứt rác không đúng nơi quy định, hoặc ăn trong giờ làm việc, hoặc mặc quần áo không đúng quy định, hoặc khạc nhổ bừa bãi tại nơi làm việc,…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.