Nhân viên làm việc riêng trong giờ làm việc có bị kỷ luật?

02/06/2023
Nhân viên làm việc riêng trong giờ làm việc, có bị xử lý kỷ luật hay không?
404
Views

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giải đáp giúp, cụ thể là tôi hiện đã thành lập doanh nghiệp đã lâu, thời gian gần đây nhân viên của tôi thường xuyên làm việc riêng trong giờ, cụ thể là họ có bán hàng online trong giờ làm việc, tôi thắc mắc theo quy định hiện nay khi nhân viên làm việc riêng trong giờ làm việc, có bị xử lý kỷ luật hay không? Tôi có thể sa thải nhân viên trong những trường hợp nào? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết sau, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động được quy định thế nào?

Kỷ luật lao động là một loạt các biện pháp mà người sử dụng lao động có thể áp dụng nhằm nhắc nhở, cảnh cáo, trừng phạt người lao động khi người lao động có hành vi vi phạm nội quy, quy tắc lao động, tùy theo mức độ vi phạm. Pháp luật lao động có quy định chi tiết về nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động.

Theo Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

“Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.”

Theo đó, nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động được quy định như trên.

Nên làm gì để xử lý kỷ luật nhân viên làm việc riêng trong giờ làm?

Có thể thấy rằng, khi tham gia giao kết hợp đồng lao động, nghĩa vụ của người lao động bao gồm: Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động; Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp… Chi tiết quy định này như sau:

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

“2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.”

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:

“Điều 127. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.”

Nhân viên làm việc riêng trong giờ làm việc, có bị xử lý kỷ luật hay không?

Như vậy, để giải quyết tình trạng người lao động làm việc riêng trong giờ, cụ thể là bán hàng online trong giờ làm việc, bạn có thể liệt kê trong nội quy lao động đây là hành vi vi phạm kỷ luật đồng thời nêu rõ hình thức xử lý kỷ luật tương ứng. Trường hợp người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định thì bạn không thể nào xử lý kỷ luật lao động được.

Nhân viên làm việc riêng trong giờ làm việc, có bị xử lý kỷ luật hay không?

Hiện nay, tính trạng làm việc riêng trong giờ đã không còn là điều hiếm gặp, theo đó mà nhiều chủ doanh nghiệp chưa biết phải xử lý ra sao trong trường hợp này? Liệu họ có thể sa thải nhân viên đó không hay làm cách nào để tránh tình trạng làm việc riêng trong giờ này? Chi tiết quy định pháp luật về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

“Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;

4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Đối chiếu quy định trên, như vậy, trường hợp của bạn khi nhân viên làm việc riêng không thuộc những trường hợp như trên để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Do đó, bạn không có căn cứ để tiến hành sa thải người lao động. Nhưng bạn vẫn có xử lý kỷ luật đối với hành vi làm việc riêng của nhân viên này.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Nhân viên làm việc riêng trong giờ làm việc, có bị xử lý kỷ luật hay không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là giải đáp làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với nhân viên như thế nào?

Theo quy định tại điều 123 Bộ luật lao động 2019 thì thời hiệu xử lý kỷ luật ;đối với người lao động được quy định như sau:
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản; tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh , thì thời hiệu xử lý kỷ luật; đối với người lao động là 12 tháng.
Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của bộ luật lao động; nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày; thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật; đối với người lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định; xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này

Không được xử lý kỷ luật người lao động trong trường hợp nào?

Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
Đang bị tạm giữ, tạm giam;
Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật lao động năm 2019;
Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Các hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật đối với người lao động?

Các hành vi sau đây bị pháp luật nghiêm cấm đối với việc xử lý kỷ luật người lao động:
+Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
+ Phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động.
+ Xử lý kỷ luật ;đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định đó là hành vi vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.