Xuất hóa đơn GTGT cho bên thứ 3 có được không?

31/10/2023
Xuất hóa đơn cho bên thứ 3
559
Views

Câu hỏi: Chào luật sư, xưởng nhà tôi là một đơn vị gia công đồ thủ công mỹ nghệ cho công ty A, vừa qua thì công ty A có nhận một đơn hàng đồ thủ công mỹ nghệ với giá trị là 70 triệu đồng và có giao cho xưởng nhà tôi gia công các sản phẩm trong đơn hàng này. Vậy thì khi xuất đơn hàng thì xưởng nhà tôi không xuất hóa đơn mà giao cho công ty A có được không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để tìm hiểu các quy định liên quan đến việc xuất hóa đơn cho bên thứ 3 cũng như để giải đáp thắc mắc của mình thì mời bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết “Xuất hóa đơn cho bên thứ 3” dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Nguyên tắc xuất hóa đơn

Khi thực hiện bán hàng hóa hay cũng cấp dịch vụ thì các loại hóa đơn có vai trò không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước trong việc quản lý sự hoạt động ủa các doanh nghiệp, qua đó căn cứ một phần vào hóa đơn này để xác định các loại thuế phí đối với các doanh nghiệp…

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

7. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải thể hiện tên đơn vị bán là bên ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm) và phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này.

Theo đó, việc xuất hóa đơn được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.

Xuất hóa đơn cho bên thứ 3

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hay tổ chức khác được phép ủy quyền cho bên thứ 3 xuất hóa đơn, theo đó thì bên thứ 3 này phải là những bên có quan hệ liên kết xuất hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó.

Khi kinh doanh một lĩnh vực bất kỳ như dịch vụ làm sổ đỏ nhanh, thủ tục giải quyết tố tụng tại tòa án, mua bán sản phẩm đều có doanh thu và phải xuất hóa đơn. Tùy vào từng trường hợp xem có phải xuất cho bên thứ 3.

Việc ủy nhiệm cho bên thứ ba sử dụng hóa đơn để bán hàng đã có trước đây, gần nhất là quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC với hóa đơn giấy, Thông tư số 32/2011/TT-BTC áp dụng cho hóa đơn điện tử. và Thông tư số 39/2014/TT-BTC áp dụng cho cả hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử.

Quy định mới về ủy nhiệm lập hóa đơn, đối tượng được quyền ủy nhiệm hóa đơn đã có sự thay đổi. Thông tư số 153/2010/TT-BTC, Thông tư số 32/2011/TT-BTC và Thông tư số 39/2014/TT-BTC trước đây quy định: “Người bán hàng được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn” và “Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”. Quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (Khoản 7 Điều 4) thu hẹp hơn: “Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ”.

Như vậy, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không còn là người được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn. Tại Điều 3 Thông tư số 78/2021/TT-BTC đã quy định chi tiết hơn về bên thứ ba – bên nhận ủy nhiệm lập hóa đơn: “Bên thứ ba (là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử. và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng HĐĐT) lập hóa đơn điện tử. cho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ”. Trong đó, bên có quan hệ liên kết với người bán có mối quan hệ về mặt tổ chức bộ máy, quan hệ về kinh tế được quy định tại Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC, hóa đơn điện tử. ủy nhiệm phải thể hiện rõ ràng, đúng thực tế phát sinh về tên, địa chỉ, mã số thuế bên uỷ nhiệm và bên nhận ủy nhiệm. Đối với ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa hai bên và phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau: Thông tin về bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm (tên, địa chỉ, mã số thuế, chứng thư số); Thông tin về HĐĐT ủy nhiệm (loại hoá đơn, ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn); Mục đích ủy nhiệm; Thời hạn ủy nhiệm; Phương thức thanh toán hoá đơn ủy nhiệm (ghi rõ trách nhiệm thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn ủy nhiệm).

Bên cạnh đó, Thông tư nêu rõ, việc ủy nhiệm được xác định là thay đổi thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử., do đó bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm sử dụng Mẫu số 01 ĐKTĐ/HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thông báo với cơ quan thuế về việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử., bao gồm cả trường hợp chấm dứt trước thời hạn ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử. theo thỏa thuận giữa các bên.

Xuất hóa đơn cho bên thứ 3

Ủy quyền xuất hóa đơn có bắt buộc phải thông báo với cơ quan thuế?

Như đã phân tích ở trên thì khi các doanh nghiệp lập hóa đơn thì buộc phải tuân thủ theo các nguyên tắc theo luật định, ngoài ra thì việc ủy quyền xuất hóa đơn cho bên thứ ba cũng được pháp luật cho phép khi thuộc các trường hợp theo quy định. Vậy thì việc ủy quyền xuất hóa đơn có bắt buộc phải thông báo với cơ quan thuế hay không?, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Cụ thể, khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhấn mạnh, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua  kể cả hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ.

Và khoản 7 Điều này quy định rõ, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thì được ủy nhiệm cho bên thứ 3 lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC có quy định như sau:

Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử

1. Nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn
…..

c) Việc ủy nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
…..

3. Thông báo với cơ quan thuế về việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
a) Việc ủy nhiệm được xác định là thay đổi thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm sử dụng Mẫu số 01ĐKTĐ/HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thông báo với cơ quan thuế về việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử, bao gồm cả trường hợp chấm dứt trước thời hạn ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử theo thỏa thuận giữa các bên;
b) Bên ủy nhiệm điền thông tin của bên nhận ủy nhiệm, bên nhận ủy nhiệm điền thông tin của bên ủy nhiệm tại Mẫu số 01ĐKTĐ/HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP như sau:

– Đối với bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm tại Phần 5 “Danh sách chứng thư số sử dụng” điền thông tin đầy đủ chứng thư số sử dụng của cả hai bên;

– Đối với bên nhận ủy nhiệm tại cột 5 Phần 6 “Đăng ký ủy nhiệm lập hóa đơn” điền thông tin tên, tổ chức ủy nhiệm và mã số thuế của bên ủy nhiệm.

Theo đó, ủy quyền xuất hóa đơn điện tử bắt buộc phải thông báo với cơ quan thuế tại thời điểm đăng ký sử dụng hóa dơn điện tử.

Việc thông báo với cơ quan về việc ủy quyền xuất hóa đơn (bao gồm trường hợp chấm dứt trước thời hạn ủy quyền xuất hóa đơn điện tử theo thỏa thuận giữa các bên) được thực hiện thông qua mẫu số 01ĐKTĐ/HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Khuyến nghị

Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Xuất hóa đơn cho bên thứ 3 đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan như là làm sổ đỏ nhanh vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Việc lưu trữ hóa đơn được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ như sau:
Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ
1. Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
2. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
3. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
a) Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
b) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
c) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
Như vậy, việc lưu trữ hóa đơn được thực hiện theo quy định tại Điều 6 nêu trên.

Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức nào?

– Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.