Khi nào được xuất hóa đơn ngoại tệ?

31/10/2023
Khi nào được xuất hóa đơn ngoại tệ
146
Views

Thông thường thì khi cung cấp dịch vụ hay các loại sản phẩm hàng hóa thì việc lập hóa đơn là một điều bắt buộc, đối với mỗi trường hợp khác nhau thì sẽ có những loại hóa đơn khác nhau được lập. Các hóa đơn tại Việt Nam hiện nay đều phải đều ghi rõ mệnh giá và đơn vị tiền tệ, và hầu hết sẽ là sử dụng đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng. Vậy thì “Khi nào được xuất hóa đơn ngoại tệ”?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi ngay nhé.

Hóa đơn được quy định như thế nào?

Khái niệm hóa đơn có lẽ đã không còn xa lạ với chúng ta hiện nay, khi mà hiện nay việc mua bán hay sử dụng các dịch vụ đều rất dễ dàng thấy các loại hóa đơn. Khái niệm này phổ biến là vậy nhưng thực tế lại có không nhiều người biết và nắm được các quy định về hóa đơn theo quy định của pháp luật nước ta ra sao.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì hoá đơn được quy định là một loại chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá cũng như cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC thì hoá đơn hiện nay bao gồm các loại sau:

– Thứ nhất, hoá đơn giá trị gia tăng. Đây là loại hoá đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương thức khấu trừ khi kinh doanh các hoạt động sau:

+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

+ Hoạt động vận tải quốc tế;

+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

– Thứ hai, hoá đơn bán hàng. Đây là loại hoá đơn thường thấy khi mua bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ. Cụ thể được sử dụng cho các đối tượng sau:

+ Cá nhân, tổ chức sử dụng để tính thuế giá trị gia tăng theo phương thức trực tiếp khi bán hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi nội địa hoặc xuất khẩu hàng hoá vào khu vực phi thuế quan và những trường hợp khác được xem như xuất khẩu;

+ Cá nhân, tổ chức trong khu phi thuế quan bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nội địa và giữa các cá nhân, tổ chức trong khu phi thuế quan với nhau. Trong trường hợp này thì trong hoá đơn hàng hoá phải ghi rõ là hoá đơn “dành cho các cá nhân, tổ chức trong khu phi thuế quan”.

– Thứ ba, một số loại hoá đơn được thể hiện dưới dạng khác như: tem, thẻ, phiếu thu tiền…

– Thứ tư, phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng… Những loại hoá đơn này phải được đảm bảo nội dung và hình thức hợp pháp theo thông lệ quốc tế và những quy định tại những văn bản pháp luật khác có liên quan.

Hình thức của hóa đơn

Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau đây:

– Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

– Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành

– Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

Khi nào được xuất hóa đơn ngoại tệ?

Một trong những phương thức quản lý hoạt động mua bán hàng hóa hay các hoạt động cũng cấp dịch vụ hiện nay tại nước ta chính là thông qua việc lập hóa đơn của các doanh nghiệp hay tổ chức. Théo đó thì việc xuất hóa đơn cũng đóng vai trò là một phần quan trọng trong việc quản lý tài chính và kế toán của doanh nghiệp. Theo quy định hiện nay thì trong một số trường hợp, doanh nghiệp được phép xuất hóa đơn bằng ngoại tệ.

Xuất hóa đơn nhìn chung là đến từ những hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hiện nay như dịch vụ hành chính, đất đai làm mẫu đơn hợp thửa đất, giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai, tài sản,… điều này phát sinh thu nhập và phải kê khai thuế.

Về nguyên tắc, đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu là “đ” ngoại trừ một số trường hợp doanh nghiệp được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN:

– Bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất (không gồm cung cấp dịch vụ);

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài;

– Doanh nghiệp nhận ủy thác xuất, nhập khẩu;

– Doanh nghiệp bảo hiểm đối với hàng hóa, dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;

– Chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu thông qua đấu thầu quốc tế/gói thầu dầu khí;

– Kinh doanh hàng miễn thuế bán trong cửa hàng miễn thuế;

– Cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan;

– Doanh nghiệp chế xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài;

– Doanh nghiệp chế xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp chế xuất khác.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, doanh nghiệp mới được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ.

Khi nào được xuất hóa đơn ngoại tệ

Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC thì khi lập hoá đơn đồng tiền được ghi trên hoá đơn phải là đồng Việt Nam. Trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng, kinh doanh thu được ngoại tệ theo quy định của pháp luật hiện hành thì tổng số tiền thanh toán sẽ được ghi bằng nguyên tệ và có phần chữ được ghi bằng tiếng Việt. Chẳng hạn như hoá đơn ghi: 100 USD- Một trăm đô la Mỹ.

Bên cạnh việc ghi nguyên tệ và có phần chữ được ghi bằng tiếng Việt thì doanh nghiệp bán hàng cần phải ghi trên hoá đơn đồng thời tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm lập hoá đơn. Trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng và thu về loại ngoại tệ không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì doanh nghiệp ghi hoá đơn phải ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Nhà hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.

Như vậy, doanh nghiệp vẫn được phép xuất hoá đơn theo ngoại tệ trong trường hợp kinh doanh thu ngoại tệ theo quy định pháp luật và phải được ghi số tiền thanh toán bằng nguyên tệ và có phần chữ được ghi bằng tiếng Việt.

Quy định về  sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam

Các giao dịch quan đến nhóm đối tượng là người nước ngoài hay các sản phẩm, dịch vụ có xuất xứ từ nước ngoài đang ngày càng du nhập sâu rộng vào nước ta, vậy nên kéo theo đó là khá nhiều sự thay đổi trong việc quản lý đối với nhóm đối tượng này. Sau đây mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các định liên quan đến việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam nhé.

Hiện nay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 32/2013/TT-NHNN quy định về những trường hợp được phép sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam tại Điều 4. Theo quy định này thì doanh nghiệp tại Việt Nam được phép sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Người cư trú trên lãnh thổ Việt Nam là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại;

– Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ trong các trường hợp sau:

+ Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu thông qua đấu thầu quốc tế theo quy định tại Luật Đấu thầu: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài;

+ Đối với việc thực hiện gói thầu theo quy định của pháp luật về dầu khí thì nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.

– Người cư trú tại Việt Nam là doanh nghiệp bảo hiểm thì thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ tại Việt Nam theo quy định sau:

+ Được báo giá, định giá, ghi giá dịch vụ bảo hiểm trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ bên mua bảo hiểm đối với hàng hóa, dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;

+ Khi phát sinh tổn thất đối với phần tái bảo hiểm ra nước ngoài, người cư trú là tổ chức mua bảo hiểm được nhận số tiền bồi thường bằng ngoại tệ chuyển khoản từ công ty tái bảo hiểm nước ngoài thông qua doanh nghiệp bảo hiểm để thanh toán các chi phí khắc phục tổn thất ở nước ngoài.

– Người cư trú tại Việt Nam là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế được niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa. Ngoại tệ sử dụng trong giao dịch tại cửa hàng miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bán hàng miễn thuế;

– Người cư trú tại Việt Nam là tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được niêm yết, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ;

– Người cư trú tại Việt Nam là tổ chức làm đại lý cho hãng vận tải nước ngoài trên cơ sở hợp đồng đại lý ký kết giữa hai bên thực hiện theo quy định sau:

+ Được thay mặt cho hãng vận tải nước ngoài báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ đối với cước phí vận tải hàng hóa quốc tế. Việc thanh toán phải thực hiện bằng đồng Việt Nam;

+ Được chi hộ bằng ngoại tệ chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại cảng biển quốc tế, khu cách ly tại sân bay quốc tế;

+ Được chi hộ bằng ngoại tệ tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú do hãng tàu biển nước ngoài ủy quyền.

– Người cư trú tại Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:

+ Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;

+ Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.

– Người cư trú tại Việt Nam là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn, du lịch được niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ tương đương trên trang tin điện tử, ấn phẩm chuyên ngành và chỉ sử dụng tiếng nước ngoài;

– Người cư trú tại Việt Nam và cả người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó;

Ngoài ra còn một số trường hợp khác được phép sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam được quy định tại Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN. Như vậy, doanh nghiệp thuộc những các trường hợp nêu trên thì được phép thực hiện giao dịch ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Khi nào được xuất hóa đơn ngoại tệ” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo mẫu đơn hợp thửa đất Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Xác định tỷ giá ngoại tệ ghi trên hóa đơn như thế nào?

Khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
Theo đó, nếu thuộc trường hợp được xuất hóa đơn bằng ngoại tệ thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ.
Đồng thời, người bán phải ghi tỷ giá ngoại tệ so với đồng Việt Nam trên hóa đơn.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 80/2021/TT-BTC, tỷ giá giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán. Đối chiếu với quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 53/2016/TT-BTC:
– Tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản; hoặc
– Doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.
Trong đó,
– Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình.
– Tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình được xác định hàng ngày/tuần/tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.

Ký hợp đồng bằng ngoại tệ nhưng xuất hóa đơn bằng tiền Việt Nam được không?

– Căn cứ vào điểm e, khoản 2 điều 16 củaThông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
” e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn
Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.
Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong một số trường hợp thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. “
– Thông tư số 32/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Điều 3. Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
– Như vậy,  bên bạn gia công trong nước nhưng lại ký hợp đồng bằng ngoại tệ. Và khi làm thanh lý để xuất hóa đơn thì có thể lập  bằng Việt Nam đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.