Xin chào Luật sư. Ở xã tôi hôm nay xôn xao vụ việc có 2 công chức, cán bộ xã bị phát hiện sử dụng bằng giả để thăng tiến. Hiện hai người đang trong quá trình chờ quyết định xử lý. Tôi khá quan tâm vụ việc này bởi tôi cho rằng việc sử dụng bằng giả là việc lừa dối rất nghiêm trọng, cần bị phạt thích đáng. Nên tôi lên đây muốn hỏi Luật sư: xử lý cán bộ công chức sử dụng bằng giả như thế nào? Mong được Luật sư giải thích. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Cán bộ, công chức là gì?
Căn cứ Điều 4 Luật Cán bộ, công chức:
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức:
Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Xử lý cán bộ, công chức sử dụng bằng giả như thế nào?
Xử lý kỷ luật
Đối với công chức sử dụng bằng giả
Căn cứ Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Đối với cán bộ sử dụng bằng giả
Căn cứ Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.
Như vậy, cán bộ, công chức sử dụng bằng giả bị xử lý kỷ luật như sau: Đối với cán bộ thì bị cách chức; đối với công chức bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
Riêng đối với trường hợp sử dụng bằng giả để học ở bậc học cao hơn thì bị xử lý với hình thức là đuổi học (nếu chưa học xong) hoặc hủy bỏ kết quả học tập, bằng (nếu đã học xong).
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài hình thức kỷ luật nêu trên thì Cơ quan quản lý cán bộ công chức có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xem xét dấu hiệu hình sự.
Trong quá trình xác minh, nếu cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy có đối tượng đã làm giả các giấy tờ, tài liệu bằng cấp nêu trên thì sẽ xử lý hình sự với đối tượng làm giả giấy tờ tài liệu đó.
Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật thì sẽ bị:
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Xử lý cán bộ, công chức sử dụng bằng giả như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy phép sàn thương mại điện tử; mẫu đơn xin giải thể công ty…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục xem xét hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù
- Bố mất mà đang bị phạt cấm cư trú thì có được về chịu tang hay không?
- Bố mất mà đang bị phạt cấm cư trú thì có được về chịu tang hay không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 7 Luật cán bộ, công chức:
Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
– Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm;
– Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật;
– Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Lưu ý:
– Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền đối với công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật thì không thực hiện Bước 1.
– Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện Bước 1 và Bước 2.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.