Người dưới 18 tuổi giam tại buồng kỷ luật có bị cùm chân không?

19/07/2022
422
Views

Xin chào luật sư. Cháu tôi 16 tuổi hiện đang chấp hành án tại trại giam. Tôi được trại giam thông báo cháu bị giam vào buồng kỷ luật do gây gổ với người khác. Cháu cũng không được gặp người nhà đến thăm. Tôi nghe nói người bị giam vào buồng kỷ luật có thể bị cùm chân. Vậy xin hỏi điều này có đúng không? Khi nào cháu tôi có thể ra khỏi buồng kỷ luật? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Phạm nhân khi chấp hành án cũng phải tuân thủ các quy định pháp luật cũng như nội quy của trại giam. Nếu vi phạm tùy từng mức độ sẽ bị kỷ luật với hình thức tương ứng. Hình thức kỷ luật nặng nhất áp dụng với họ là giam tại buồng kỷ luật. Vậy nếu người dưới 18 tuổi khi bị kỷ luật như trên có bị cùm chân? Họ có được gặp thân nhân không? Thời hạn giam giữ như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Người dưới 18 tuổi giam tại buồng kỷ luật có bị cùm chân không?. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định chung về phạm nhân

Thế nào là Phạm nhân?

Phạm nhân theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là người phạm tội.

Theo quy định của pháp luật hình sự có thể hiểu phạm nhân là người đã bị Toà án tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân theo bản án có hiệu lực pháp luật.

Phạm nhân là những người phải chấp hành hình phạt tù, cải tạo trong các trại giam hoặc là người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án tử. Các đối tượng này bị hạn chế một số quyền theo quy định. Trong cơ sở giam giữ họ sẽ được cải tạo, quân thủ các chế độ pháp luật quy định. Người bị kết án tử hình, sẽ bị áp dụng các quy định riêng do tính chất nghiêm trọng.

Dù bị hạn chế quyền, tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng này, Luật thi hành án hình sự quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân. Cùng với đó là các chế độ của họ khi cải tạo tại cơ sở giam giữ.

Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định tại Điều 27 Luật thi hành án hình sự 2019. Theo đó:

Quyền của phạm nhân

a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm. Được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế. Gửi, nhận thư, nhận quà, tiền. Đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;

c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;

d) Được lao động, học tập, học nghề;

đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;

e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;

g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;

k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.

Nghĩa vụ của phạm nhân

a) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;

c) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;

d) Lao động, học tập, học nghề theo quy định;

đ) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.

e)Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định

Người dưới 18 tuổi bị giam tại buồng kỷ luật có bị cùm chân? Họ có được gặp thân nhân không?

Người dưới 18 tuổi giam tại buồng kỷ luật có bị cùm chân không?

Để đảm bảo sự quản lý trong trại giam, phạm nhân phải tuân thủ nội quy và quy định ở đây. Người vi phạm sẽ bị kỷ luật theo quy định. Tùy vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm, họ sẽ bị xử lý với hình thức tương ứng.

Căn cứ Khoản 1, 2, 3 Điều 43 Luật Thi hành án hình sự 2019. Việc xử lý phạm nhân vi phạm được thực hiện như sau:

“1. Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.

2. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.

3. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân….”

Như vậy, phạm nhân bị đưa vào buồng kỷ luật sẽ không được được gặp thân nhâncó thể bị cùm chân theo quy định pháp luật. Tuy nhiên việc cùm chân lại không áp dụng với phạm nhân là nữ, người dưới 18 tuổi, người già yếu. Đây là các đối tượng yếu thế, xét thấy việc cùm chân có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của họ. Nên dù bị giam tại buồng kỷ luật nhưng các đối tượng này sẽ không bị cùm chân.

Do đó người dưới 18 tuổi bị giam tại buồng kỷ luật sẽ không bị cùm chân.

Công nhận cải tạo tiến bộ với phạm nhân bị giam tại buồng kỷ luật

Theo Khoản 2, 3 Điều 23 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định vấn đề này như sau:

“2. Phạm nhân có quyết định kỷ luật phải có thời gian theo dõi, thử thách để công nhận đã cải tạo tiến bộ. Đối với hình thức kỷ luật khiển trách, thời gian theo dõi, thử thách là 01 tháng; đối với hình thức kỷ luật cảnh cáo, thời gian theo dõi, thử thách là 03 tháng; đối với hình thức giam tại buồng kỷ luật, thời gian theo dõi, thử thách là 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành, đối với hình thức giam tại buồng kỷ luật tính từ ngày được đưa ra khỏi buồng kỷ luật.

3. Trong thời gian theo dõi, thử thách mà phạm nhân không có vi phạm, thì khi hết thời hạn sẽ được công nhận đã cải tạo tiến bộ. Trường hợp đã thi hành được một nửa thời hạn trở lên mà không vi phạm, có quyết định khen thưởng, thì được xét, công nhận đã cải tạo tiến bộ trước thời hạn. Trường hợp lập công thì được xét, công nhận đã cải tạo tiến bộ ngay. Phạm nhân thường xuyên vi phạm bị giam giữ riêng thì thời gian theo dõi, thử thách để được công nhận đã cải tạo tiến bộ kể từ ngày đưa ra khỏi buồng giam giữ riêng.

Phạm nhân chưa được công nhận đã cải tạo tiến bộ, nếu tiếp tục có quyết định kỷ luật mới, thì thời hạn theo dõi, thử thách là tổng thời hạn theo dõi, thử thách của các quyết định kỷ luật cũ và mới. Trường hợp vi phạm chưa đến mức xử lý kỷ luật, thì có thể gia hạn thời gian theo dõi, thử thách 02 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn theo dõi, thử thách đang thi hành.”

Có được ra khỏi phòng kỷ luật trước thời hạn quy định?

Căn cứ Khoản 5 Điều 23 Nghị định 133/2020/NĐ-CP:

” Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, nếu phạm nhân nhận rõ sai phạm, ăn năn hối cải, quyết tâm sửa chữa, thì xem xét cho ra khỏi buồng kỷ luật trước thời hạn. Trường hợp ốm đau, bệnh tật hoặc sức khỏe yếu, thì lập biên bản, đưa ra ngoài điều trị, chữa bệnh, khi sức khỏe ổn định thì xem xét tiếp tục thi hành kỷ luật hoặc cho ra khỏi buồng kỷ luật trước thời hạn.”

Do đó nếu có thái độ chấp hành, tiến bộ, phạm nhân có thể không bị giam tới 10 ngày. Họ có thể được ra khỏi phòng kỷ luật sớm hơn thời hạn theo quyết định.

Chế độ ăn, mặc, tư trang đối với người dưới 18 tuổi có khác gì phạm nhân thường?

Theo Điều 11 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định:

1. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được đảm bảo tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên và được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng thịt, cá ăn của phạm nhân.

2. Ngoài tiêu chuẩn mặc và tư trang như phạm nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp thêm 800 ml dầu gội đầu/năm, 01 bộ quần áo dài/năm, 01 mũ cứng hoặc nón/năm, 01 mũ vải/năm; 01 áo ấm + 02 đôi tất + 01 mũ len dùng trong 01 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp).

Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp 01 chăn/02 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại cấp chăn sợi) thay cho tiêu chuẩn được cấp tại điểm n khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Người dưới 18 tuổi giam tại buồng kỷ luật có bị cùm chân không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Phạm nhân dưới 18 tuổi có được học văn hóa trong trại giam không?

Theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định:
Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức dạy chương trình xóa mù chữ cho phạm nhân chưa biết chữ hoặc tái mù chữ. Đối với phạm nhân là người dưới 18 tuối chưa biết chữ hoặc chưa học xong chương trình tiểu học thì thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc; chưa học xong trung học cơ sở thì căn cứ hồ sơ phạm nhân, học bạ để tổ chức dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở phù hợp với điều kiện của đơn vị mình.
Phạm nhân đang học văn hóa mà hết thời hạn chấp hành án phạt tù, thì được bảo lưu kết quả học tập để có thể tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Phạm nhân dưới 18 tuổi được gặp thân nhân bao nhiêu lần trên tháng?

Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam quyết định kéo dài thời gian gặp nhưng không quá 24 giờ.
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.

Đối tượng thân nhân được gặp phạm nhân?

Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.