Tranh chấp lối đi liền kề xử lý như thế nào?

19/07/2022
Tranh chấp lối đi liền kề xử lý như thế nào?
383
Views

Xin chào Luật sư. Ông bà tôi vừa cho một mảnh đất và vợ chồng đang làm nhà trên đó. Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra mảnh đất ông bà tôi cho bị vây bọc xung quanh, không có đủ lối đi ra đường lớn, rất bất tiện. Vì thế, chúng tôi đã thương lượng với hàng xóm liền kề dành cho mình một lối đi nhưng họ lại không đồng ý. Họ không muốn đất nhà họ bị cắt xén. Sau 2 lần nói chuyện không thành, chúng tôi đã cãi nhau khá to. Nhà tôi cũng không thể không có lối đi ra đường được. Tôi không biết phải làm sao. Luật sư cho tôi hỏi: Tranh chấp lối đi liền kề xử lý như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Luật đất đai 2013

Quyền về lối đi liền kề là gì?

Điều 245 Bộ luật dân sự năm 2015:

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

Điều 254 BLDS 2015:

Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Như vậy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Do đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc.

Thế nào là tranh chấp lối đi liền kề?

Tranh chấp lối đi liền là cách gọi để chỉ các mâu thuẫn, mở lối đi riêng, chung. Về tâm lý việc tranh chấp lối đi liền kề, đi qua nhà có đất, người có đất phải mở đường đi cho người không có đất và lúc này tranh chấp về đất lối đi chung xảy ra, có rất nhiều tình huống tranh chấp lối đi chung và có người được phép mở lối đi trên đất thuộc sở hữu của người khác nhưng cũng có người không được giải quyết mở lối đi qua đất của người khác. Hoặc thêm vào đó cũng có những trường hợp lối đi chung bị tranh chấp do quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của một trong hai bên nhưng chưa được thể hiện rõ ràng trên giấy tờ hay pháp lý, dẫn tới việc tranh chấp lấn chiếm, san lấp gây khó dễ cho các bên còn lại.

Tranh chấp lối đi liền kề xử lý như thế nào?

Hòa giải cơ sở trong giải quyết tranh chấp lối đi liền kề

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các bên tranh chấp và nếu vắng mặt 2 lần thì được xem là hòa giải không thành.

Nếu hòa giải thành thì căn cứ theo đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, mẫu đơn xác nhận lối đi chung và biên bản hòa giải để thực hiện và đây sẽ là căn cứ để sau này các bên không khởi kiện nữa.

Nếu hòa giải không thành thì các chủ thể tranh chấp có thể theo hướng giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau:

– Nộp đơn khởi kiện tranh chấp lối đi chung tới tòa án nhân dân nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

– Nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc 1 trong các giấy tờ đất quy định tại Điều 100 Luật Đất Đai thì sẽ lựa chọn 1 trong 2 hướng giải quyết là khiếu nại hoặc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai.

Khởi kiện ra tòa án xử lý tranh chấp lối đi liền kề

Tranh chấp lối đi liền kề xử lý như thế nào?
Tranh chấp lối đi liền kề xử lý như thế nào?

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

– Căn cứ Điều 26, 35, 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.

– Hình thức nộp đơn:

Người khởi kiện nộp đơn bằng một trong các hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 2: Nhận và xử lý đơn khởi kiện

Căn cứ Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau:

+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

– Thụ lý đơn khởi kiện

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

+ Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

+ Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử và xét xử

– Thời hạn chuẩn bị xét xử: Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp về lối đi qua là 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (tổng 06 tháng); nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

– Trong gia đoạn này Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ theo quy định nhưng quan trọng nhất là hòa giải và giao nộp chứng cứ.

– Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

– Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu có căn cứ theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Tranh chấp lối đi liền kề xử lý như thế nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Mốc giới ngăn cách 2 bất động sản có lối đi chung liền kề xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 176 BLDS 2015:
2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

Thẩm quyền hòa giải tranh chấp lối đi liền kề thuộc về ai?

Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 , khi hai bên không thể thỏa hiệp được sẽ yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua tổ hòa giải cấp cơ sở
Nếu các bên không thể hòa giải được tại cơ sở thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để yêu cầu giải quyết. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.

Làm sao để xác định ranh giới thửa đất tranh chấp?

Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.