Người điều khiển xe thường có thói quen vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại. Đặc biệt là hiện nay với sự xuất hiện của dịch vụ “grab”. Những tài xế sẽ vừa lái xe và vừa nghe, gọi và tra địa điểm của khách hàng. Tuy nhiên đây là một hành vi vô cùng nguy hiểm không chỉ cho người điều hiển mà còn cả người khác. Do đó nó được coi là một trong những vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Vậy hành vi này sẽ bị phạt như thế nào? Mức độ lỗi bị xử phạt? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu bài viết ”Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại sẽ bị xử phạt như thế nào?“. Mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Sự nguy hiểm của việc vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại
Một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) cho thấy, một người sử dụng điện thoại khi lái xe có nguy cơ gây ra tai nạn cao gấp 4 lần so với bình thường. Hàng năm trên thế giới có hơn 1,25 triệu người chết do tai nạn giao thông và 94% trong số đó xảy ra do sai sót của người điều khiển phương tiện, tức do yếu tố chủ quan. Chưa có phân tích cụ thể trong đó có bao nhiêu phần trăm tai nạn do sử dụng điện thoại, nhưng chắc chắn con số này không nhỏ.
Khoa học đã chứng minh, não bộ con người khó có thể cùng lúc tập trung chú ý vào nhiều việc. Khi đang lái xe, việc sử dụng điện thoại khiến tài xế bị xao lãng bởi rất nhiều yếu tố như sự chênh lệch màu sắc; hình ảnh giữa màn hình điện thoại và màu sắc, hình ảnh trên đường; xao lãng bởi âm thanh của chiếc điện thoại tác động lên não bộ lái xe; xao lãng do hoạt động cầm lên cầm xuống chiếc điện thoại; lướt màn hình của nó khiến việc xử lý không đạt đến độ nhanh, chính xác cần thiết trước các tình huống phát sinh; xao lãng do sự mệt mỏi vì phải căng sức; “căng” các giác quan để vừa bao quát được tuyến đường, vừa theo dõi được chiếc điện thoại…
Trên thực tế, tình trạng người tham gia giao thông sử dụng điện thoại di động vẫn diễn ra phổ biến. Một phần do nhận thức của người dân còn hạn chế và mức xử phạt chưa đủ sức răn đe.
Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại sẽ bị xử phạt như thế nào?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó các hành vi vi phạm tùy mức độ mà sẽ bị xử phạt ở các mức tiền khác nhau. Ngoài việc phạt tiền người vi phạm còn bị áp dụng các hình phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phụ hậu quả.
Việc xử phạt hành vi này được áp dụng với người điều khiển xe máy, người lái xe ô tô; và những người điều khiển phương tiện tương tự khác khi tham gia giao thông đường bộ.
Đối với ô tô
Theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;”
Cũng hành vi này, Nghị định 46/2016 trước đây chỉ phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm nếu gây tai nạn giao thông sẽ sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Đối với mô tô, xe máy và các loại xe tương tự
Điểm h Khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh; trừ thiết bị trợ thính.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Hành vi này tại Nghị định 46/2016 chỉ phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Thực hiện hành vi này mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt như thế nào?
Ngoài hành vi sử dụng điện thoại; người điều khiển cũng có thói quen đeo tai nghe khi tham gia giao thông. Theo căn cứ tại Khoản 3, Điều 30, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
Theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Sử dụng tai nghe khi đi xe máy tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định này có quy định:
10. Ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Như vậy, sử dụng tai nghe khi đi xe máy tham gia giao thông; sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời hành vi đeo tai nghe này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại sẽ bị xử phạt như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự, đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xử phạt xe khách thu tiền vé nhưng không giao vé cho khách
- Mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông chết người
- Mức phạt uống bia rượu khi lái xe là bao nhiêu theo quy định pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Công dân từ đủ 18 tuổi phải đăng kí và tham gia kì thi bằng lái xe, khi có bằng rồi thì có thể điều khiển xe máy trên 50 cm3.
Có bạn nhé. Vì tốc độ của xe đạp điện cũng tương đương xe máy nên chúng ta phải đội mũ để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.