Mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông chết người

07/02/2022
Mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông chết người
687
Views

Khi gây tai nạn làm chết người sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, để xác định mức bồi thường này phải dựa trên rất nhiều yếu tố. Vậy theo quy định của pháp luật mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông chết người là như thế nào? Để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về vấn đề này, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn làm chết người

Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 xác định các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình;

– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;

Quy định của pháp luật về hành vi tham gia giao thông gây tai nạn

Khoản 2 Điều 260 Bộ Luật Hình Sự 2015 có đề cập rõ về tội vi phạm tham gia giao thông gây tai nạn

  • Người nào tham gia giao thông đường bộ; mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  • Làm chết 01 người hoặc gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người; với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Đây cũng là cấu thành tội phạm cơ bản chứa dấu hiệu định tội của tội phạm này. Bất kỳ người nào vi phạm tội phạm có chứa dấu hiệu định tội này đều là cơ sở pháp lý cho việc định tội danh.

Trường hợp vô ý gây tai nạn giao thông thì xử lý như thế nào?

Trong trường hợp tai nạn giao thông xảy ra mà người gây tai nạn làm chết người khác đang đi trên đường; thì sẽ chia ra làm ba trường hợp sau đây:

  • Nếu như lỗi được xác định từ việc vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Khoản 1 Điều 260 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; thì trong trường hợp này, người gây tai nạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định.
  • Nếu như lỗi được xác định là lỗi là do vô ý theo Khoản 1 Điều 128 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; thì người gây tai nạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự; nhưng mức phạt sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với lỗi được xác định từ việc vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 260 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; đồng thời vẫn phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và gia đình nạn nhân.
  • Trường hợp người gây tai nạn được xác định là không có lỗi gây thiệt hại; thì người gây tai nạn chỉ cần bồi thường thiệt hại cho người nhà nạn nhân và nạn nhân theo Điều 601 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông chết người

Dựa vào các nguyên tắc nêu trên, trước hết mức bồi thường khi gây tai nạn chết người do 02 bên thỏa thuận. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Pháp luật tôn trọng mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội…

Tuy nhiên, nếu bên gây tai nạn và gia đình nạn nhân không thể thỏa thuận được với nhau mức bồi thường thì Điều 591 Bộ luật Dân sự cũng quy định cụ thể các căn cứ để xác định mức bồi thường, gồm:

– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại khác do luật quy định;

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Thiệt hại khác do luật quy định;

– Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cũng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (hiện nay là 1.490.000 x 100 = 149.000.000 đồng).

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là bài viết tư vấn của của chúng tôi về vấn đề “Mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông chết người”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt bao tiền khi không bật đèn tín hiệu khi rẽ?

Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

Điều khiển xe không mũ bảo hiểm bị phạt bao tiền?

Theo quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đương bộ và đường sắt.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.