Viên chức cấp xã là một hệ thống chức danh và vị trí công việc trong cấp quản lý hành chính cơ sở ở cấp xã (tương đương với cấp huyện). Các viên chức cấp xã thường được tuyển dụng và bổ nhiệm để quản lý và thực hiện các nhiệm vụ hành chính tại địa phương. Tuy nhiên theo quy định ở cấp xã không có viên chức mà chỉ có cán bộ và công chức. Để tìm hiểu thêm mời bạn đọc tham khảo bài viết “Viên chức cấp xã gồm những ai theo quy định?” của Luật 247 nhé!
Viên chức cấp xã gồm những ai theo quy định?
Pháp luật quy định các yêu cầu về trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm và sức khỏe để trở thành viên chức cấp xã. Quy trình tuyển dụng nhân sự cấp xã bao gồm công bố thông tin tuyển dụng, đăng ký dự thi, các bài kiểm tra, phỏng vấn và đánh giá khác. Quy trình này đảm bảo tính công bằng, minh bạch và chọn lựa nhân sự có năng lực phù hợp với vị trí.
Hiện nay công chức ở UBND xã phường cũng có thể được tham gia giải quyết những vụ việc về đất đai như luật về tranh chấp đất đai, tranh chấp và mua bán đất. Vì vậy cán bộ tùy từng vị trí sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khác nhau.
Không có viên chức cấp xã mà chỉ cáo công chức và cán bộ cáp xã.
Cán bộ cấp xã có các chức vụ gồm:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Công chức cấp xã có các chức danh gồm:
- Trưởng Công an;
- Chỉ huy trưởng Quân sự;
- Văn phòng – thống kê;
- Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
- Tài chính – kế toán;
- Tư pháp – hộ tịch;
- Văn hóa – xã hội.
Theo đó, Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
- Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội;
- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Những điều cán bộ, công chức cấp xã không được làm?
Cán bộ, công chức cấp xã có nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý và điều hành công việc tại địa phương. Quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí nhân sự cấp xã được quy định trong quy chế công tác và các văn bản liên quan khác. Chức danh và phạm vi quyền hạn có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và nhu cầu của xã, nếu vi phạm thì sẽ kỷ luật cán bộ công chức cấp xã.
Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
- Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
- Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
- Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Quy định về bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Pháp luật Việt Nam đề cao việc đào tạo và phát triển nhân sự trong ngành công chức và viên chức. Các viên chức cấp xã có quyền được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý. Điều này giúp cải thiện năng lực và hiệu quả công việc của nhân sự cấp xã. Các viên chức cấp xã phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và quy định về kỷ luật viên chức.
Các quy định về bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Điều 63 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019):
- Việc bầu cử cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, điều lệ của tổ chức có liên quan, các quy định khác của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
- Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển; đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định của Chính phủ.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ, công chức.
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ quy định.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Viên chức cấp xã gồm những ai theo quy định?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ soạn thảo luật về tranh chấp đất đai…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2023
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 62 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ, công chức cấp xã có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008, quy định khác của pháp luật có liên quan, điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên.
Cán bộ, công chức cấp xã khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế độ bảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được xem xét chuyển thành công chức, trong trường hợp này, được miễn chế độ tập sự và hưởng chế độ, chính sách liên tục;
Nếu không được chuyển thành công chức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thôi hưởng lương và thực hiện đóng bảo hiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật; trường hợp là cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật.
Việc hưởng lương của công chức cấp xã đang được thực hiện theo trình độ đào tạo và thực hiện theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở. Trong đó, hệ số được ấn định trong các phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP và mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP.