Vị trí việc làm của viên chức giáo dục như thế nào?

06/12/2023
Sự thay đổi về vị trí việc làm của viên chức giáo dục
384
Views

Viên chức giáo dục hay còn được hiểu là giáo viên làm việc trong các trường học các cấp như cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông,… Vị trí việc làm của viên chức giáo dục được pháp luật quy định khá cụ thể. Hiện nay, pháp luật đã có những quy định mới thay đổi vị trí việc làm của viên chức giáo dục. Vậy sự thay đổi về vị trí việc làm của viên chức giáo dục được quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm những điều chỉnh về vị trí việc làm của viên chức giáo dục nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT;
  • Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT.

Sự thay đổi về vị trí việc làm của viên chức giáo dục

Vị trí việc làm của viên chức làm trong lĩnh vực giáo dục được pháp luật quy định khá cụ thể tại các Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT. Tuy nhiên, vì không còn phù hợp với thực tế cho nên những quy định về vị trí việc làm của viên chức giáo dục đã được sửa đổi, thay thế.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành 02 Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT thay thế Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT thay thế Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT), có hiệu lực từ ngày 16/12/2023.

Danh mục khung vị trí việc làm được chia làm 4 nhóm theo quy định tại Nghị định 106/2020/NĐ-CP và theo Thông tư 12/2022/TT-BNV, bao gồm:

  • Nhóm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý (hiệu trưởng; phó hiệu trưởng).
  • Nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành (chức danh nghề nghiệp viên chức giáo viên, giáo vụ, hỗ trợ người khuyết tật,…).
  • Nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung theo quy định tại Thông tư của Bộ Nội vụ (kế toán, văn thư, thủ quỹ,…).
  • Nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ (bảo vệ, phục vụ, y tế học đường…).

Trong đó, có sự điều chỉnh về nhóm vị trí việc làm như sau:

  • Các vị trí việc làm giáo vụ, thư viện, thiết bị thí nghiệm, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật điều chỉnh từ nhóm vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ sang nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.
  • Vị trí việc làm y tế chuyển sang nhóm vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ;
  • Vị trí việc làm công nghệ thông tin được thay bằng vị trí việc làm quản trị công sở;…

Do có chuyển đổi về nhóm danh mục nên đối với vị trí việc làm “y tế học đường”, “công nghệ thông tin”, Bộ đã có điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm quyền lợi cho nhân viên y tế học trường, công nghệ thông tin đã được tuyển dụng cũng như đang thực hiện nhiệm vụ.

Theo đó, việc bổ sung 01 vị trí việc làm tư vấn học sinh trong trường phổ thông nhằm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tư vấn học sinh trong các trường phổ thông theo quy định tại Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT, cũng như thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến công tác tư vấn tâm lý học đường trong bối cảnh những bất ổn tâm lý trong học sinh là vấn đề nhức nhối trong thời gian qua với những biểu hiện tiêu cực như bạo lực học đường,  tình trạng bắt nạt trên mạng, học sinh bị rối nhiễu tâm lý dẫn tới các hành vi lệch lạc, tiêu cực…

Vị trí việc làm “giáo vụ” cũng được xác định ở cấp học tiểu học, trung học cơ sở

Theo quy định pháp luật, viên chức giáo vụ là những người có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện công tác liên quan giáo vụ. Những viên chức giáo vụ cũng là viên chức và được tuyển dụng theo quy định pháp luật. Viên chức giáo vụ thường xuất hiện là trường tiểu học, trung học cơ sở.

Theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, vị trí việc làm “giáo vụ” cũng được xác định ở cấp học tiểu học, trung học cơ sở.

(Thay vì chỉ có vị trí việc làm “giáo vụ” ở cấp trung học phổ thông và trường chuyên biệt, việc này nhằm giảm áp lực một số công việc quản lý hành chính đối với học sinh của giáo viên cấp tiểu học, trung học cơ sở).

Định mức giáo viên các cấp học được xác định theo nguyên tắc bảo đảm đủ số lượng người làm việc theo định mức để thực hiện công tác giảng dạy tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục và để thực hiện các công việc chuyên môn dùng chung, công việc hỗ trợ, phục cụ của cơ sở giáo dục.

Những vị trí việc làm không đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì bố trí thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, những vị trí việc làm chưa bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc kiêm nhiệm, người được bố trí kiêm nhiệm phải được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Thông tư cũng quy định cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập đang bố trí số lượng viên chức giáo viên thấp hơn định mức tối đa theo quy định tại Thông tư do biên chế được giao không đủ theo định mức tối đa hoặc chưa tuyển dụng được thì căn cứ định mức tối đa quy định tại Thông tư này để xác định số lượng giáo viên ký kết hợp đồng lao động.

Quy định này đã tạo căn cứ để các cơ sở giáo dục xác định số lượng hợp đồng lao động thực hiện theo quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP, bảo đảm đủ số lượng người làm việc để triển khai thực hiện chương trình giáo dục.

Sự thay đổi về vị trí việc làm của viên chức giáo dục
Sự thay đổi về vị trí việc làm của viên chức giáo dục

Chia vùng để tính định mức giáo viên

Mỗi trường sẽ có số lượng giáo viên nhất định, phù hợp với yêu cầu giảng dạy. Do đó, việc phân bổ giáo viên thực hiện công tác giảng dạy ở mỗi trường là công việc rất quan trọng. Chính vì lẽ đó, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về định mức giáo viên.

Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau:

  • Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
  • Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
  • Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại. Bên cạnh đó, quy định số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Ngoài ra, cũng quy định số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Sự thay đổi về vị trí việc làm của viên chức giáo dục chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Khuyến nghị

Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Sự thay đổi về vị trí việc làm của viên chức giáo dục đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu sử dụng dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo giấy uỷ quyền xác nhận độc thân. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102 

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên là viên chức hay công chức?

Trước hết, để xét giáo viên là công chức hay viên chức, chúng ta cần phải tìm hiểu khái niệm công chức là gì và viên chức là gì.
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, công chức là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau đây:
– Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
– Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.
Còn viên chức theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Từ quy định này, có thể thấy, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan nêu trên.
Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các Bộ. Về lĩnh vực giáo dục, có thể kể đến một số trường như:
– Trường Đại học Luật TP. HCM.
– Trường đại học sư phạm Hà Nội.
– Viện nghiên cứu cao cấp về Toán…
Quy định về giáo viên thì theo khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…
Như vậy, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng nghĩa với đó, giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.

Giáo viên dạy hợp đồng có phải viên chức không?

Hiện nay, bên cạnh giáo viên là người ký hợp đồng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập thì còn có giáo viên thực hiện hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp công lập (hay thường gọi là giáo viên hợp đồng). Quan hệ lao động ở đây gồm các bên:
– Giáo viên là người lao động.
– Đơn vị sự nghiệp công lập là người sử dụng lao động.
Đây là quan hệ lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động mà không thuộc trường hợp quy định của Luật Viên chức. Do đó, giáo viên hợp đồng là người lao động, không phải viên chức.

Hiệu trưởng còn là viên chức không?

Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức bao gồm cả người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
Tuy nhiên, sau khi Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, khái niệm công chức đã bị sửa đổi, bổ sung. Theo đó, đối tượng quản lý, lãnh đạo trong đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức.
Đồng nghĩa, Hiệu trưởng tại các trường công lập hiện nay không còn là công chức. Tuy nhiên, mặc dù không còn là công chức nhưng hiệu trưởng tại các trường công vẫn tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách về công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.