Chính sách thu hút nhân tài ở nước ta quy định thế nào?

06/12/2023
Chính sách thu hút nhân tài ở nước ta là gì?
171
Views

Nhân tài là những cá nhân có tài năng, trí tuệ. Những công ty, doanh nghiệp sở hữu nhiều nhân tài thường có sự phát triển ổn định. Nhân tài mang đến nhiều ý tưởng phát triển kinh doanh, sản xuất và một số lĩnh vực khác như khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế,… Chính vì lẽ đó, nước ta đã ban hành nhiều quy định, chính sách thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Vậy chính sách thu hút nhân tài ở nước ta là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về chính sách này nhé!

Chính sách thu hút nhân tài ở nước ta là gì?

Thu hút nhân tài là một trong những việc làm cần thiết góp phần phát triển nền kinh tế cũng như các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Khi thu hút nhân tài làm việc cho nước ta thì đòi hỏi chính sách đãi ngộ đối với những nhân tài đó phải đủ hấp dẫn và xứng đáng với công sức của các nhân tài bỏ ra.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chính sách, giải pháp mạnh, đột phá để thu hút và trọng dụng nhân tài (cả trong và ngoài nước) đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn như: Đánh giá sự đổi mới về Khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa; khoa học xã hội; y tế; thông tin và truyền thông, chuyển đổi số…

Qua đó, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2050 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mục tiêu cụ thể đến hết tháng 6 năm 2024, đạt 100% các bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch thu hút, trọng dụng nhân tài phù hợp với Chiến lược quốc gia và yêu cầu thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có lợi thế.

Năm 2025 thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước khoảng 10% so với tổng số tuyển dụng mới.

Mục tiêu đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, duy trì tỷ lệ nhân tài thu hút vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước không dưới 20% so với tổng số các trường hợp tuyển dụng mới hàng năm.

Phấn đấu đạt 100% nhân tài (được công nhận) tiếp tục ở lại làm việc sau 05 năm được thu hút và trọng dụng làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; tỷ lệ nhân tài được đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực khoa học – công nghệ đạt 30% vào năm 2025; đạt 60% vào năm 2030 để tiến tới đạt 100% vào năm 2050.

Nhiệm vụ quan trọng của chiến lược thu hút nhân tài là gì?

Khi xây dựng chính sách thu hút nhân tài, Nhà nước Việt Nam cần lưu ý những vấn đề quan trọng như về chính sách tài trợ nhân tài du học, chính sách đãi ngộ khi quay về làm việc, cống hiến cho đất nước,… Dưới đây là nhiệm vụ quan trọng của chiến lước thu hút nhân tài ở nước ta.

Một trong các nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược là khuyến khích và phát hiện, tiến cử nhân tài.

Cụ thể, việc tìm kiếm nhân tài nhằm phát hiện người có phẩm chất đạo đức, lối sống chuẩn mực; có khát vọng cống hiến, phụng sự Tổ quốc và Nhân dân; có trình độ, năng lực sáng tạo vượt trội; có công trình, sản phẩm, thành tích, công trạng hoặc cống hiến đặc biệt tạo nên sự tiến bộ, phát triển của một lĩnh vực, một ngành, của địa phương hoặc đất nước được tiến hành trong các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội và tập trung vào bốn nhóm sau:

  • Học sinh, sinh viên có thành tích học tập, tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc, có tố chất, năng khiếu nổi trội từ các cơ sở giáo dục, đào tạo.
  • Những người có học vị, học hàm thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư, phó giáo sư, có các công trình nghiên cứu được công nhận và ứng dụng hiệu quả cao vào đời sống thực tiễn.
  • Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội có năng lực nổi trội, luôn hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ, công vụ.
  • Những người có trình độ, năng lực vượt trội và kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc ở các lĩnh vực, khu vực, địa bàn khác kể cả trong và ngoài nước.

Khuyến khích, đề cao trách nhiệm của người giới thiệu, tiến cử nhân tài; bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ trong giới thiệu, tiến cử, công nhận nhân tài.

Phát huy vai trò và trách nhiệm phát hiện, giới thiệu, tiến cử nhân tài của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp. Các bộ, ngành, địa phương chủ động, tích cực phối hợp với các cơ sở giáo dục – đào tạo để sớm phát hiện tài năng trẻ là học sinh, sinh viên.

Chính sách thu hút nhân tài ở nước ta là gì?
Chính sách thu hút nhân tài ở nước ta là gì?

Nhiệm vụ khác của chính sách thu hút nhân tài là gì?

Thu hút nhân tài là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì sự quan trọng của chính sách này cho nên việc xây dựng và ban hành chính sách cũng phải được lưu ý. Dưới đây là các nhiệm vụ và giải pháp giúp thu hút nhân tài ở nước ta.

Nhiệm vụ và giải pháp khác của Chiến lược là nâng cao chất lượng, tạo đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.

Cụ thể, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các ngành, lĩnh vực theo hướng phát triển tối đa năng lực, phát triển những năng khiếu chuyên biệt, năng lực nổi bật của nhân tài.

Nâng cao năng lực bồi dưỡng nhân tài của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Phát triển mạnh một vài đại học điểm của Việt Nam thành trường hàng đầu khu vực. Tập hợp, phát triển đội ngũ giảng viên tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là các chuyên gia, nhà giáo dục, khoa học, lãnh đạo, quản lý, kinh doanh đầu ngành, có trình độ, kinh nghiệm, uy tín cao ở trong và ngoài nước; chú trọng mời đội ngũ giáo sư, chuyên gia đầu ngành gốc Việt trở về làm việc, tham gia giảng dạy tại Việt Nam. Có chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục ngoài công lập tham gia vào nghiên cứu, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Xây dựng chương trình, kế hoạch hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài có uy tín cao trên thế giới để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài theo nhu cầu và các chuẩn mực của khu vực, quốc tế.

Tạo điều kiện thuận lợi về các điều kiện học tập, nghiên cứu, môi trường cọ sát, thử thách, rèn luyện để các tài năng trẻ là học sinh, sinh viên, đặc biệt là sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc có cơ hội phát huy năng lực, sở trường.

Tăng cường năng lực cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học xã hội và các lĩnh vực trọng điểm khác thông qua đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Chính sách thu hút nhân tài ở nước ta là gì? Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu về dịch vụ soạn thảo tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Vai trò của thu hút nhân tài là gì?

Thu hút nhân tài là rất quan trọng vì việc tìm kiếm và thuê đúng người là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của một tổ chức và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong tương lai của công ty. Nếu không có nhân viên phù hợp, một doanh nghiệp có thể gặp khó khăn với năng suất kém, ra quyết định tồi và nhân viên không có động lực. Những yếu tố này làm cho một doanh nghiệp khó có thể duy trì ổn định trong một thị trường cạnh tranh.

Một số hạn chế trong thực hiện pháp luật về thu hút nhân tài trong cơ quan hành chính nhà nước, qua thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh là gì?

Thứ nhất, nhóm các đối tượng được áp dụng pháp luật về thu hút nhân tài trong cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) tại thành phố Hồ Chí Minh vừa chưa đủ bao quát, vừa chưa đủ cụ thể.
Các quy định này chưa đủ bao quát ở chỗ không áp dụng với cán bộ, công chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố. Trong khi đó, nếu xem việc thu hút nhân tài bao gồm cả quá trình giữ chân họ thì rõ ràng việc bỏ nhóm đối tượng trên ra khỏi đối tượng áp dụng là không hợp lý. Mặt khác, pháp luật Việt Nam nói chung và quy định của Thành phố nói riêng hiện cũng chưa điều chỉnh nhóm đối tượng trên. Những người đã và đang làm cán bộ, công chức thì buộc phải tuân theo Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 chứ không có các cơ chế ưu đãi khác.
Hiện nay, việc phát hiện, quy hoạch, thu hút, đào tạo nhân tài đang triển khai theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và được điều chỉnh, bổ sung hàng năm. Một mặt, quy định này có thể được coi là linh hoạt và đáp ứng đúng nhu cầu thực. Tuy nhiên, ở mặt khác lại có ý kiến cho rằng việc quy định như vậy là chưa đầy đủ mà cần có quy định thống nhất tiêu chuẩn nhân tài.
Thứ hai, cách thức thu hút nhân tài chưa đủ hấp dẫn và phương thức tuyển dụng chưa linh hoạt.
Về cách thức thu hút nhân tài, mặc dù các cơ quan hành chính thuộc Thành phố luôn tuân thủ việc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng nhìn chung các thông tin này khó theo dõi. Truy cập các Trang thông tin điện tử của một số sở, ngành của Thành phố rất khó tìm thấy các thông báo tuyển dụng hay thu hút nhân tài vì không có mục riêng mà lẫn với các loại thông báo khác. Việc đăng tải thông tin cũng đơn điệu, mang tính phổ biến một chiều chứ chưa quan tâm tới đối tượng được thu hút để có cách tiếp cận khác mềm mại, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan, đơn vị thậm chí còn không chủ động tuyên truyền, thông tin rộng rãi mà chỉ thụ động chờ người lao động đến với mình.
Việc tạo nguồn nhân tài, phương pháp chính hiện nay là báo cáo, thống kê chứ chưa có cách thức nghiên cứu một cách bài bản, khoa học; do đó, khó tránh khỏi tình trạng bỏ sót những người tài năng cần đưa vào quy hoạch.
Về phương thức tuyển dụng, từ nhiều năm nay, phương thức tuyển dụng chính vẫn là thi tuyển, xét tuyển và chưa đáp ứng được với sự đa dạng của nguồn nhân tài. Nhiều kỳ thi tuyển, xét tuyển chỉ kiểm tra được trình độ phổ thông, tiêu chuẩn chính trị chứ chưa kiểm tra được năng khiếu, tố chất bẩm sinh, thiên hướng của nhân tài. Ngoài ra, do có nhiều chuyên gia, nhà khoa học,…sinh sống và làm việc tại các địa phương khác hoặc ở nước ngoài nhưng chưa có cơ chế phỏng vấn phù hợp nên nhiều cơ quan, đơn vị còn lúng túng khi thực hiện.
Thứ ba, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu quy hoạch mang tính đồng bộ.
Thành phố cũng chưa có các chương trình đào tạo riêng mang tính chuyên sâu phù hợp với từng ngành hay từng nhóm nhân tài khác nhau. Nhiều nhân tài khi được cử đi đào tạo ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp thường không trở lại làm việc mà ở lại nước sở tại hoặc di chuyển tới một nước thứ ba để làm việc do có cơ hội tốt hơn.  
Thứ tư, việc bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển nhân tài trong CQHCNN còn nhiều bất cập.
Thực tiễn cho thấy, nhiều cơ quan sau khi tiếp nhận nhân tài không bố trí được vị trí làm việc phù hợp với năng lực của họ. Nhiều người được sắp xếp làm việc không đúng chuyên ngành đào tạo, kinh nghiệm thực tiễn hay trình độ thực tế. Vì vậy, điều này dẫn tới tình trạng nhiều người có chuyên môn, năng lực rất tốt nhưng không phát huy được tài năng và đóng góp được nhiều cho Thành phố. Mặt khác, về lâu dài sẽ làm những nhân tài được tuyển dụng cảm thấy chán nản, từ đó công tác không hiệu quả hoặc thậm chí là xin nghỉ việc.
Thứ năm, các chế độ ưu đãi, trọng dụng nhân tài về cơ bản còn chưa đáp ứng được với nhu cầu công việc, nhu cầu lợi ích của nhân tài.
Theo TS. Hoàng Thế Bân, chuyên gia còn đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh theo diện thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thì chế độ đãi ngộ cho ba nhóm đối tượng này nên được nghiên cứu và xây dựng khác nhau theo hướng uyển chuyển hơn. Vì thực tế, mức lương bổng hay đãi ngộ hiện nay còn thấp. Các chính sách ưu đãi khác hay thậm chí là việc tôn vinh, biểu dương, khen thưởng cũng chưa tạo ra điểm khác biệt so với các cán bộ, công chức, viên chức khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.