Đánh giá sự đổi mới khoa học công nghệ ở Việt Nam như thế nào?

19/04/2023
Đánh giá sự đổi mới khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay
245
Views

Nước ta hiện nay đang ở ngã rẽ trên quá trình phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để thúc đẩy sự tăng trưởng trong điều kiện hạn chế về vốn và lao động, nước ta sẽ định hương về sự phát triển tăng trưởng dựa trên năng suất lao động. Điều này đòi hỏi phải nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong nước, đổi mới khoa học, công nghệ. Hãy cùng Luật sư 247 đánh giá sự đổi mới khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay tại nội dung dưới đây. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Quy định về khoa học công nghệ tại Việt Nam

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 3 của Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định như sau:

Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.”

“Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.”

Tuy nhiên, theo một cách hiểu chung và thống nhất, tổng hợp được thì khoa học công nghệ chính là toàn bộ các hoạt động đảm bảo có hệ thống và sáng tạo hỗ trợ phát triển các kho tàng kiến thức chung của nhân loại. Đó có thể là kiến thức về con người, về đời sống – xã hội, tự nhiên…. từ đó hình thành nên các ứng dụng mới hiện đại và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Đánh giá sự đổi mới khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay

Theo Chiến lược, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng phát triển công nghiệp mũi nhọn, trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần quan trọng vào cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, đưa nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại; tham gia tích cực, hiệu quả và tận dụng lợi thế thương mại, cơ hội của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2030, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 50%; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%; đầu tư cho khoa học – công nghệ đạt 1,5 – 2% GDP, trong đó tổng chi quốc gia cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt 1 – 1,2% và đóng góp của xã hội cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chiếm 65 – 70%.

Chiến lược đã đặt ra 9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo . Cụ thể, một là, đổi mới cơ chế hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo , nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo . Cụ thể, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học – công nghệ, các luật liên quan để phù hợp yêu cầu mới; đổi mới toàn diện hoạt động quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học – công nghệ các cấp; tái cơ cấu các chương trình, nhiệm vụ khoa học – công nghệ theo chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng;…

Hai là, xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Theo đó, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ gắn với các chuỗi giá trị nội địa và toàn cầu, các cụm liên kết ngành; trong đó các doanh nghiệp lớn có vai trò trung tâm dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò kiến tạo môi trường thể chế, chính sách thuận lợi, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới sáng tạo; phát triển hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, các trung tâm đổi mới sáng tạo ngành, vùng,…

Ba là, thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo . Trong đó, bảo đảm chi cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo  từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển; rà soát, tháo gỡ các rào cản, hạn chế, nhằm tăng số lượng và quy mô của quỹ phát triển khoa học – công nghệ của doanh nghiệp; tạo thuận lợi tối đa để khuyến khích doanh nghiệp thành lập quỹ…

Bốn là, phát triển các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khoa học – công nghệ trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh. Cụ thể, sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật về cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học – công nghệ công lập; sắp xếp thu gọn đầu mối hệ thống tổ chức viện nghiên cứu công lập; triển khai chính sách, giải pháp để đại học thực sự trở thành các trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, là nguồn cung tri thức cho các hoạt động đổi mới sáng tạo; tập trung phát triển một số tổ chức khoa học – công nghệ đạt trình độ khu vực và thế giới…

Năm là, phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo  có trình độ và năng lực sáng tạo cao. Cụ thể, chuẩn bị trước một bước nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo  trong tương lai. Tăng cường đào tạo kiến thức về khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực tin học, ngoại ngữ, rèn luyện năng lực thiết kế sáng tạo gắn với các dự án thực tế trong trường phổ thông, đặc biệt thông qua hình thức đào tạo STEM; đầu tư xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao. Nhanh chóng xây dựng đội ngũ nhà khoa học đầu ngành, từng bước nâng cao tiêu chuẩn nhà khoa học đầu ngành tiệm cận với tiêu chuẩn ở các nước phát triển;…

Sáu là, phát triển và khai thác có hiệu quả hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo . Chiến lược chỉ rõ, tiếp tục phát triển mạnh mẽ các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; phát triển hệ thống phòng thí nghiệm mạnh; ban hành các cơ chế, chính sách cho phép các phòng thí nghiệm do Nhà nước đầu tư được triển khai các dịch vụ để bù đắp chi phí và tái đầu tư nâng cấp thường xuyên;…

Bảy là, thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo  trong doanh nghiệp. Theo đó, nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin công nghệ trong nước và quốc tế. Xây dựng, cung cấp các công cụ và dịch vụ phân tích thông tin sáng chế và dự báo xu hướng phát triển công nghệ; rà soát, sửa đổi đồng bộ giữa các quy định của pháp luật về thuế, tài chính, tín dụng và quy định pháp luật về khoa học – công nghệ; đẩy mạnh chuyển giao tri thức, đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo  thông qua doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;…

Đánh giá sự đổi mới khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay
Đánh giá sự đổi mới khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay

Tám là, chủ động đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo . Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, mua bán, chuyển giao các sản phẩm khoa học – công nghệ, triển khai mô hình, giải pháp khoa học – công nghệ…

Cuối cùng, tăng cường các hoạt động tôn vinh, truyền thông, nâng cao nhận thức về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo . Tiếp tục duy trì và phát triển các giải thưởng nghiên cứu quốc gia cho các nhà nghiên cứu có thành tích xuất sắc; khuyến khích, hỗ trợ thanh, thiếu niên nâng cao hiểu biết về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo  và định hướng nghề nghiệp vào lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Đầu tư một số kênh truyền hình, ấn phẩm, kênh truyền thông xã hội chuyên đề về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo , đặc biệt cho trẻ em, thanh thiếu niên; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo . Đa dạng hóa các loại hình truyền thông trên nền tảng số và mạng xã hội;… Đẩy mạnh truyền thông và hỗ trợ của Nhà nước đối với các hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của người dân…

Những điều còn hạn chế trong hoạt động khoa học – công nghệ

Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, thời gian qua, hoạt động khoa học – công nghệ ở nước ta còn có một số hạn chế như:

Một là, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế – xã hội, cho tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và tăng năng suất lao động xã hội. Nhiều quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương chưa dựa trên cơ sở khoa học chuyên sâu, dẫn đến đầu tư dàn trải, thiếu tính khả thi. Một số nhiệm vụ nghiên cứu chưa bám sát yêu cầu sản xuất và đời sống.

Hai là, trình độ khoa học – công nghệ quốc gia nhìn chung còn khoảng cách so với nhóm đầu khu vực Đông Nam Á. Trừ một số lĩnh vực có tốc độ đổi mới công nghệ khá nhanh, như công nghệ thông tin – viễn thông, dầu khí, hàng không, tài chính – ngân hàng…, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới. Năng lực hấp thụ và đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Năng lực nghiên cứu ứng dụng của các cơ sở giáo dục đại học còn khiêm tốn.

Ba là, hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo động lực cho phát triển khoa học – công nghệ và ứng dụng kết quả khoa học – công nghệ vào sản xuất, nhất là các chính sách đầu tư, thuế, đấu thầu… Cơ chế, chính sách chưa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các sản phẩm khoa học – công nghệ trong nước và nước ngoài được trao đổi, mua bán trên thị trường. Còn thiếu những cơ chế, chính sách thực sự khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới, nhập khẩu công nghệ, nhất là đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn để nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao. Các trung tâm dịch vụ khoa học – công nghệ chưa thực sự phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy dịch vụ môi giới, chuyển giao, tư vấn, đánh giá, định giá, thẩm định, giám định công nghệ.

Bốn là, đầu tư cho khoa học – công nghệ còn hạn chế; tỷ lệ chi cho khoa học – công nghệ chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ tuy có tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thiếu các tập thể khoa học mạnh, các chuyên gia đầu ngành có khả năng dẫn dắt các hướng nghiên cứu mới, hoặc chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ quốc gia ở trình độ quốc tế. Hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học – công nghệ công lập chưa cao. Hợp tác quốc tế chưa đi vào chiều sâu, thiếu trọng tâm, chưa chú trọng đến chuyển giao, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến.

Năm là, cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cho hoạt động khoa học – công nghệ còn thiếu và chưa đồng bộ. Ở một số địa phương, ngân sách đầu tư phát triển cho khoa học – công nghệ chưa được phân bổ, sử dụng đúng mục đích; máy móc, trang thiết bị của các trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng còn nghèo nàn và lạc hậu, chưa được đầu tư, mua sắm kịp thời và đồng bộ. 

Sáu là, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành, các thành tố và các mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia đang từng bước được hoàn thiện và còn mờ nhạt. Hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khu vực doanh nghiệp còn hạn chế. Năng lực áp dụng và hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp còn rất thấp. Hoạt động đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học còn thiếu sự gắn kết với nghiên cứu khoa học và với doanh nghiệp. Chưa thiết kế được nhiều nhiệm vụ khoa học – công nghệ có tầm vóc và phạm vi tác động sâu rộng liên ngành, do đó mục tiêu cụ thể của một số chương trình khoa học – công nghệ chưa được như kỳ vọng, chưa tạo được sản phẩm khoa học – công nghệ thực sự mang tính đột phá.

Nguyên nhân của sự hạn chế trong hoạt động khoa học công nghệ

Về phía các bộ, ngành, địa phương: Nhận thức của một số cấp, ngành và địa phương về vai trò của khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa đầy đủ, toàn diện. Hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ giải mã, hoàn thiện công nghệ, thí nghiệm, thiết kế và phát triển sản phẩm, định giá công nghệ và tài sản trí tuệ còn thiếu và chưa phát triển. Thông tin, cơ sở dữ liệu, tài liệu về công nghệ, sáng chế, kết quả nghiên cứu chưa được phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp khó tiếp cận được các nguồn vốn, tín dụng để tiến hành đổi mới công nghệ do vướng mắc về điều kiện tài sản bảo đảm, số năm kinh nghiệm hoạt động… Nhiều doanh nghiệp chưa có tầm nhìn dài hạn về việc cải tiến, đổi mới công nghệ để phát triển bền vững. Các nỗ lực đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu hệ thống.

Về cơ chế, chính sách: Cơ chế, chính sách còn một số vướng mắc, dẫn tới quỹ phát triển khoa học – công nghệ của các doanh nghiệp chưa được sử dụng để đầu tư, đổi mới, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Một số cơ chế ưu đãi thuế cho đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ còn khó thực thi do các quy định pháp luật chưa đồng bộ. Chính sách về mua sắm công chưa tạo được động lực khuyến khích việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới, phát triển công nghệ của doanh nghiệp trong nước. Còn thiếu chính sách và các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp đưa sản phẩm là kết quả của nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ tiếp cận được các thị trường tiềm năng. Liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan quản lý nhà nước trong đổi mới, ứng dụng, chuyển giao và phát triển công nghệ còn yếu; chưa có cơ chế khuyến khích sử dụng lực lượng lao động của các cơ sở giáo dục đại học tham gia vào hoạt động đổi mới, cải tiến, phát triển công nghệ tại doanh nghiệp.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Đánh giá sự đổi mới khoa học, công nghệ ở Việt Nam chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đánh giá sự đổi mới khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về soạn thảo mẫu giấy thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về hoạt động phát triển công nghệ như thế nào?

Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới.

Nguyên tắc sử dụng trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ như thế nào?

– Tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi cho cá nhân hoạt động khoa học; và công nghệ phát huy tối đa năng lực; và được hưởng lợi ích xứng đáng với kết quả hoạt động khoa học và công nghệ.
– Bảo đảm đúng đối tượng, tạo điều kiện cho nhân tài thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng để phát huy tài năng; và được hưởng lợi ích xứng đáng với nhiệm vụ đảm nhận.
– Nhà nước bảo đảm nguồn lực để thực hiện chính sách sử dụng; trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong khoa học công nghệ?

– Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người; trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ.
– Tiết lộ tài liệu, kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước; lừa dối; giả mạo trong hoạt động khoa học và công nghệ.
– Cản trở hoạt động khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.