Quan điểm của Đảng về phát triển khoa học công nghệ là gì?

19/04/2023
Quan điểm của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ hiện nay
234
Views

Khoa học và công nghệ là hai lĩnh vực quan trọng, lĩnh vực này góp phần thúc đẩy phát triển cuộc sống và kinh tế của quốc gia. Các nước lớn như Mỹ, Anh, Hàn Quốc… luôn chú trọng sự phát triển và nghiên cứu khoa học công nghệ và coi đây là ngành mũi nhọn giúp kinh tế tăng trưởng vượt bậc. Nước ta với quan điểm phát triển nhanh, bền vững chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, mục tiêu trở thành nước công nghệ hoá, hiện đại hoá. Vậy quan điểm của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về nội dung này tại bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Khoa học công nghệ năm 2013

Khoa học công nghệ là gì?

Khoa học được hiểu là toàn bộ hệ thống quy luật mang tính khách quan của vật chất và xã hội tư duy. Những quy luật này đã được các nhà khoa học quan sát và nghiên cứu, tìm hiểu một cách kỹ càng để từ đó sắp xếp lại thành dữ liệu nhằm giải thích cách thức hoạt động và sự tồn tại của một hiện tượng, sự vật nào đó. Những tri thức về quy luật khách quan đó của thế giới giúp con người có thể dùng chúng để áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống hay là vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.

Tóm lại, khoa học là những cái gì đó đã được nghiên cứu kỹ và có bằng chứng xác thực qua một quá trình vận dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan làm phong phú thêm các tri thức khoa học, đưa ra các câu trả lời để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 3 của Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định như sau:

Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.”

“Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.”

Chính vì thế chúng ta thường hay nghe nhắc đến cụm từ liên quan đến khoa học công nghệ như dây chuyền, quy trình công nghệ, các thiết bị công nghệ. Tuy nhiên ngày nay số lượng các công nghệ hiện đại ngày càng phát triển và nhiều đến mức khó thống kê được vì vậy việc đưa ra định nghĩa về công nghệ sẽ phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau mà từ đó sẽ có những quan điểm khái quát về công nghệ chính xác.

Tuy nhiên, theo một cách hiểu chung và thống nhất, tổng hợp được thì khoa học công nghệ chính là toàn bộ các hoạt động đảm bảo có hệ thống và sáng tạo hỗ trợ phát triển các kho tàng kiến thức chung của nhân loại. Đó có thể là kiến thức về con người, về đời sống – xã hội, tự nhiên…. từ đó hình thành nên các ứng dụng mới hiện đại và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Khoa học và công nghệ có mối quan hệ như thế nào?

Nội dung của khoa học và công nghệ tuy khác biệt khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ mật thiết. Khoa học sẽ tác động tới công nghệ, kéo theo sự phát triển của công nghệ. Từ đó chúng có những tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất tới hoạt động sản xuất của con người. Khoa học và công nghệ hình thành do sự vận dụng tri thức con người sáng tạo nên các công cụ, phương tiện phục vụ sản xuất cũng như các hoạt động khác trong đời sống con người.

Theo dòng lịch sử, mối quan hệ khoa học – công nghệ thể hiện qua những giai đoạn khác nhau như:

Thế kỷ 17-18: khoa học công nghệ bắt đầu phát triển mạnh. Lúc này công nghệ được nhận định là đi trước khoa học.

Thế kỷ 19: giai đoạn này chứng kiến khoa học công nghệ có sự tiếp cận mới. Công nghệ giúp nghiên cứu khoa học phát triển và ngược lại các phát minh khoa học hiện đại tạo điều kiện để con người nghiên cứu.

Quan điểm của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ hiện nay
Quan điểm của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ hiện nay

Sang thế kỷ 20: khoa học dẫn dắt công nghệ. Công nghệ đổi mới giúp nghiên cứu khoa học được hoàn thiện và tiếp tục phát triển.

Đầu thế kỷ 21: khoa học công nghệ song hành với nhau và trở thành nguồn lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.

Quan điểm của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ hiện nay

Phát triển khoa học – công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại,…”. Đây là tư duy mới, quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng đối với vai trò của khoa học – công nghệ trong tiến trình phát triển đất nước. Đối với lĩnh vực quân sự, quốc phòng, tư duy và tầm nhìn đó lại càng có ý nghĩa quan trọng, trong xây dựng và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, nghiên cứu, sản xuất các loại vũ khí hiện đại, không bị chi phối bởi các yếu tố nước ngoài, tự chủ phát triển khoa học kỹ thuật, kỹ thuật công nghệ, công nghệ lõi, nhất là tự chủ từ nghiên cứu thiết kế đến sản xuất, phù hợp với điều kiện địa hình và cách đánh của Quân đội ta, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Những năm qua, công tác nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ quân sự luôn được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ; hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự được tổ chức triển khai thống nhất, toàn diện, có bước phát triển mới, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, góp phần bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật; từng bước hiện đại hóa vũ khí, khí tài, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập và chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Đáng chú ý là, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học – công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, nhiều sản phẩm được triển khai sản xuất loạt, đưa vào trang bị trong Quân đội, đạt hiệu quả cao. Thông qua việc triển khai các chương trình, đề án lớn hướng đến các sản phẩm mục tiêu đồng bộ, quy mô lớn, phức tạp, góp phần nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ trên một số lĩnh vực đặc thù; làm chủ thiết kế, chế tạo nhiều tổ hợp vũ khí, trang bị kỹ thuật công nghệ cao. Trình độ nghiên cứu cơ bản, công nghệ nền, công nghệ phụ trợ đã có bước phát triển. Công nghiệp quốc phòng cơ bản có đủ năng lực để tự chủ, từ nghiên cứu đến sản xuất trong nước hầu hết các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật thiết yếu cho lục quân, thông tin liên lạc;… trong đó, đã chế tạo một số hệ thống tích hợp, các cụm khối cơ khí, điện tử, vật tư, linh kiện,… phục vụ chế tạo các loại vũ khí, khí tài mới; bảo đảm kỹ thuật các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật trong biên chế của các quân chủng, binh chủng, ngành, v.v.

Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học – công nghệ được đào tạo cơ bản ở trong nước và nước ngoài, trưởng thành qua thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Hình thành các nhóm nghiên cứu chuyên sâu tại các viện nghiên cứu, học viện, nhà trường, trong đó có nhiều nhóm nghiên cứu trẻ, trình độ cao; đã thiết lập một số cơ sở nghiên cứu mạnh chuyên ngành và đa ngành; bước đầu xây dựng được mô hình doanh nghiệp Quân đội tham gia nghiên cứu khoa học, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Cơ sở vật chất đảm bảo nghiên cứu, ứng dụng từng bước được đầu tư, bổ sung, nâng cao năng lực phục vụ công tác nghiên cứu, thiết kế, kiểm tra, chế thử và sản xuất loạt. Hệ thống phòng thí nghiệm trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo được đầu tư, đưa vào sử dụng với nhiều trang thiết bị tương đối hiện đại, trong đó có phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ khoa học – công nghệ; đồng thời, tạo điều kiện để các tổ chức khoa học – công nghệ và nhà khoa học nghiên cứu, tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Tiềm lực, nguồn lực khoa học và công nghệ quân sự được nâng cao; công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ được tăng cường, số đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhanh. Hoạt động quản lý quốc phòng về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn mã, tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa,… được duy trì chặt chẽ, ngày càng đi vào nền nếp.

Tuy vậy, hạ tầng khoa học – công nghệ của các viện nghiên cứu, nhà trường, đơn vị vẫn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển khoa học – công nghệ, hội nhập quốc tế, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhận thức của các cấp, ngành về vai trò của khoa học – công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo còn chưa đầy đủ. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý khoa học – công nghệ với các đơn vị nghiên cứu, chế tạo, giữa các viện và trung tâm nghiên cứu chưa chặt chẽ; chưa có chính sách hữu hiệu tạo động lực, thu hút, khuyến khích cán bộ nghiên cứu toàn tâm với sự nghiệp khoa học – công nghệ, v.v.

Những năm tới, dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có biến chuyển nhanh, khó đoán định, các nguy cơ an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, nhất là đại dịch Covid-19 chưa được ngăn chặn; chạy đua vũ trang ngày càng quyết liệt và trở thành xu thế phổ biến; sự xuất hiện của các loại vũ khí công nghệ cao cùng những nguy cơ trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, nhất là khu vực Biển Đông,… đặt ra nhiều thách thức mới đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ quân sự lên tầm cao mới, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, trực tiếp là nâng cao hiệu quả bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật của Quân đội là vấn đề quan trọng, cấp thiết. Theo đó, toàn quân, nhất là các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học – công nghệ. 

Hai là, xác định rõ các chủ trương, định hướng phát triển khoa học – công nghệ trong Chiến lược phát triển khoa học – công nghệ đến năm 2030 của Bộ Quốc phòng, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại.

Ba là, tiếp tục kiện toàn các tổ chức nghiên cứu khoa học – công nghệ theo hướng chuyên sâu, gắn với chức năng nhiệm vụ, gắn nghiên cứu với sản xuất.

Bốn làđổi mới toàn diện cơ chế chính sách, cơ chế quản lý khoa học – công nghệ theo quy định của Nhà nước và đặc thù của Bộ Quốc phòng.

Năm lànâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quân sự, chú trọng đầu tư tập trung phục vụ cho các hướng nghiên cứu chiến lược, ưu tiên, sản phẩm trọng điểm.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quan điểm của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ hiện nay” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tách thửa đất ở. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Vai trò của khoa học công nghệ trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế như thế nào?

Sự ra đời của công nghệ mới kéo theo sự phát triển kinh tế theo chiều sau. Việc tăng trưởng kinh tế này dựa trên hiệu quả sản xuất. Khoa học công nghệ chính là công cụ hữu hiệu giúp chuyển nền kinh tế Việt Nam từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Phát triển các ngành công nghệ cao với việc sử dụng phần lớn các lao động tri thức.

Vai trò của khoa học công nghệ trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào?

Khoa học công nghệ phát triển giúp các ngành phát triển nhanh kéo theo phân công xã hội ngày càng đa dạng. Các ngành kinh tế được chia thành những ngành nhỏ với các lĩnh vực kinh tế mới. Điều này dẫn tới sự chuyển dịch kinh tế theo hướng hiện đại, tích cực.
Tỷ trọng GDP các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm.
Cơ cấu kinh tế từng ngành có sự thay đổi theo hướng mở rộng các ngành công nghệ cao, lượng lao động có trình độ và tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn.

Xử lý vi phạm khen thưởng trong lĩnh vực khoa học công nghệ như thế nào?

– Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về khoa học; và công nghệ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức vi phạm pháp luật về khoa học và công nghệ thì tuỳ theo tính chất; mức độ vi phạm; mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại; thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.