Cách tính chi phí thuê tư vấn đấu thầu như thế nào?

19/04/2023
Cách tính chi phí thuê tư vấn đấu thầu năm 2023 như thế nào?
330
Views

Để việc đấu thầu diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả thì trong quá trình đấu thầu việc chuẩn bị một bộ hồ sơ để tham gia đấu thầu là vô cùng quan trọng. Trong quá trình tham gia chuẩn bị hồ sơ này, để việc lập hồ sơ được hoàn thiện, chính xác thì nhà thầu có thể thuê tư vấn để quá trình lập hồ sơ hoàn thiện. Vậy quy định về chi phí thuê tư vấn đấu thầu và cách tính chi phí thuê tư vấn đấu thầu như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Đấu thầu 2013

Hoạt động đấu thầu là gì?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Như vậy ta có thể thấy hoạt động đấu thầu nhằm lựa chọn ra những nhà thầu đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn theo quy định nhà đầu tư để tiến hành hợp tác giữa hai bên về các nội dung liên quan đến công việc cụ thể, cung ứng dịch vụ hay oạt động xây dựng công trình, mua bán hàng hóa, xây lắp….

Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu cần điều kiện gì?

Điều 214 Khoản 1 Luật thương mại 2005 quy định về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ như sau:

“Điều 214. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ

1. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).”

Như vậy, việc đấu thầu chỉ được diễn ra khi chính nhà mời thầu tổ chức đấu thầu, không có sự xuất hiện của tổ chức trung gian, mà mọi hoạt động và quyết định do nhà mời thầu quyết định. Theo đó, công ty của bạn sẽ phải trực tiếp đứng ra tổ chức đấu thầu, tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn thầu, công ty bạn có thể thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc như thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu… thay cho mình.

Các chi phí trong đấu thầu theo quy định pháp luật hiện nay

Trong thủ tục đấu thầu có rất nhiều loại chi phí để thực hiện trong thủ tục đấu thầu, các loại chi phí này được quy định và yêu cầu thực hiện cụ thể như sau:

Theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 quy định về chi phí trong đấu thầu  như sau:

 Chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu;

b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm;

c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát miễn phí cho nhà thầu;

d) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán hoặc phát miễn phí cho nhà thầu.

Cách tính chi phí thuê tư vấn đấu thầu năm 2023 như thế nào?
Cách tính chi phí thuê tư vấn đấu thầu năm 2023 như thế nào?

Đây là quy định đối với nội dung về chi phí trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu. Ta thấy tại điểm c và d có quy định về hồ sơ mời thầu. Như vậy ta có thể thấy rằng nội dung của hồ sơ mời thầu là vô cùng cần thiết. Việc lập một hồ sơ mời thầu là giai đoạn bước đầu để chào những chủ thầu nên nếu hồ sơ mời thầu càng rõ ràng và chi tiết thì quá trình lựa chọn nhà thầu diễn ra càng dễ dàng

2. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

a) Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư;

b) Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư;

c) Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư;

d) Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.

Bên cạnh việc lập hồ sơ mời thầu qua cách thông thường thì nội dung về lập hồ sơ mời thầu qua mạng cũng cần đến chi phí lập hò sơ qua mạng. Đây cũng là chi phí hợp lý và cần thiết trong quá trình đấu thầu

3. Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm:

a) Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu và các chi phí khác;

b) Chi phí tham dự thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Tại Khoản 3 là quy định về chi phí đối với đấu thầu qua mạng cũng các chi phí liên quan đến việc tham gia vào hệ thống đấu thầu qua mạng và chi phí tham gia dự thầu theo quy định của pháp luật.

Cách tính chi phí thuê tư vấn đấu thầu năm 2023

Đối với chi phí lập tư vấn trực tiếp

Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:

a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;

b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.

Đối với chi phí trong giai đoạn tư vấn trực tiếp này đã được quy định mức phí cụ thể , mức phí này được tính dựa trên giá của gói thầu nhưng lại bị hạn chế giữa hạn mức tối đa và tối thiểu. Mức tỉ lệ tính ở đây là bằng 0.1% đối với giá gói thầu trong từng trường hợp đấu thầu

Đối với việc thuê tư vấn

Việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.

Đối với nội dung về thuê tư vấn sẽ được tính toán dựa trên phạm vi công việc, nội dung tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó cần tính đến năng lực của chuyên gia tư vấn để dự thảo tính phí đối với vấn đề về việc thuê chuyên gia tư vấn khi thiết lập hồ sơ mời thầu

Về chi phí trong trường hợp thuê tư vấn đấu thầu

Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cách tính chi phí thuê tư vấn đấu thầu năm 2023 như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về soạn thảo mẫu đơn hợp thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu là gì?

Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đấu thầu 2013 quy định về điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu như sau:
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu;
Yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;
Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định;
Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;
Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;
Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.

Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là ngôn ngữ nào?

Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là tiếng Việt đối với đấu thầu trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế.

Có những hình thức đấu thầu nào hiện nay?

+ Đấu thầu rộng rãi
+ Đấu thầu hạn chế
+ Chỉ định thầu
+ Mua sắm trực tiếp
+ Tự thực hiện
+ Lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu đối với các trường hợp đặc biệt
+ Cộng đồng dân cư tham gia thực hiện

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.