Vi bằng bị sai lỗi chính tả có sửa được hay không?

04/07/2022
462
Views

Xin chào luật sự. Hôm trước tôi có ra văn phòng thừa phát lại để yêu cầu họ lập giúp tôi vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản của mình. Tuy nhiên sau khi nhận vi bằng tôi phát hiện vi bằng bị sai lỗi chính tả. Vậy xin hỏi vi bằng bị sai lỗi chính tả thì có thể sửa lại được không? Tôi phải làm như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Vi bằng là một thuật ngữ được nghe qua rất nhiều nhưng không phải ai cũng biết về loại giấy tờ này. Vì còn tương đối xa lạ nên nhiều người gặp khó khăn trong thủ tục làm giấy tờ này. Và khi nhận được vi bằng lại phát hiện có sai sót; điều này khiến người yêu cầu lo lắng không biết có sửa đổi lỗi chính tả không hay cần phải lập vi bằng mới? Cần làm gì trong trường hợp này? Pháp luật quy định như thế nào về việc lập vi bằng? Phạm vi lập vi bằng như thế nào? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư 247  xin giới thiệu bài viết “Vi bằng bị sai lỗi chính tả có sửa được hay không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định của pháp luật về vi bằng

Vi bằng là gì?

Theo Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện; hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Theo đó có thể rút ra một số đặc điểm về vi bằng như sau:

-Vi bằng được thể hiện dưới dạng văn bản và hình thức do pháp luật quy định.

– Chủ thể lập: Thừa phát lại chứng kiến sự việc

– Chủ thể yêu cầu: cá nhân, cơ quan, tổ chức

– Nội dung vi bằng: ghi nhận sự kiện; hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến

-Vi bằng phải được lập theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Nội dung của vi bằng

Căn cứ Khoản 1 Điều 40 Nghị định này vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt; có nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

c) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

d) Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

đ) Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

g) Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

Giá trị pháp lý của vi bằng

Vi bằng chỉ có thể chứng minh rằng một sự kiện hành vi nào đó là có thật trên thực tế; và do chính thừa phát lại chứng kiến.

– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Vi bằng bị sai lỗi chính tả có sửa được không?

Vi bằng bị sai lỗi chính tả có sửa được hay không?
Vi bằng bị sai lỗi chính tả có sửa được hay không?

Quy định về sửa lỗi kỹ thuật vi bằng

Căn cứ Điều 41 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về sửa lỗi kỹ thuật vi bằng như sau:

1. Trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng đó.

2. Thừa phát lại thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.

3. Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp.

Sửa lỗi chính tả trong vi bằng như thế nào?

Như vậy, theo quy định như trên, vi bằng có thể được sửa nếu có lỗi kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy.

Vì lỗi của bạn chỉ là lỗi chính tả thông thường nên việc sửa lỗi này không quá phức tạp. Tuy nhiên cần phải xem xét việc sửa lỗi đó có làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng hay không. Nếu không ảnh hưởng gì thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Thừa phát lại đã lập vi bằng đó sửa lỗi sai này; vì đây thuộc trách nhiệm của người này khi không kiểm tra lỗi của vi bằng.

Thừa phát lại sẽ đối chiếu từng lỗi cần sửa; gạch chân chỗ cần sửa; sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình; và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.

Thừa phát lại có trách nhiệm gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu. Trong trường hợp vi bằng đã được gửi Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa cho Sở Tư pháp.

Những trường hợp nào thừa phát lại không được lập vi bằng?

Theo Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

Thừa phát lại không lập vi bằng trong các trường hợp sau đây:

– Trong trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân; và những người thân thích của mình, bao gồm:

Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

– Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm:

Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.

– Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.

– Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp; không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai; tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

– Ghi nhận sự kiện; hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

– Ghi nhận sự kiện; hành vi của cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân; viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan; chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Nên lập vi bằng trong những trường hợp nào?

Để ghi nhận sự kiện có thật, làm bằng chứng trước Tòa án khi có những tranh chấp phát sinh; đảm bảo giảm thiểu những rủi ro pháp lý thì những trường hợp sau đây nên lập vi bằng:

  • Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi đất.
  • Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị cưỡng chế thi hành án.
  • Ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi Ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ.
  • Lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội.
  • Vi bằng ghi nhận phiên họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc công ty.
  • Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc.
  • Lập vi bằng ghi nhận việc gửi giữ tài sản.
  • Lập vi bằng ghi nhận website, thông tin hình ảnh trên mạng internet.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Vi bằng bị sai lỗi chính tả có sửa được hay không?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất hoặc muốn sử dụng dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Việc thỏa thuận của cá nhân với Thừa phát lại về việc lập vi bằng như thế nào?

Theo Điều 38 nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nội dung vi bằng cần lập;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Chi phí lập vi bằng;
d) Các thỏa thuận khác (nếu có).
Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Có được cấp bản sao vi bằng không?

Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP; Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.

Chi phí sửa chữa lỗi chính tả trong vi bằng?

Việc để xảy ra lỗi chính tả trong vi bằng là do lỗi kỹ thuật thuộc về phía Thừa phát lại. Thừa phát lại đã lập vi bằng có trách nhiệm sửa chữa lỗi này. Do đó bạn không mất bất kỳ chi phí nào khi đi sửa chữa lại lỗi sai chính tả trong vi bằng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.