Thừa phát lại là gì? Thông tin cơ bản về thừa phát lại

29/04/2022
Ai không được quyền hưởng di sản thừa kế?
421
Views

Đối với dân luật, Thừa phát lại không hề xa lạ, tuy nhiên, với người dân, không phải ai cũng hiểu rõ về đối tượng này. Vậy thừa phát lại là gì? Thông tin cơ bản về thừa phát lại? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn nội dung quy định của pháp luật về kiến thức nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP

Thừa phát lại là gì? Lập vi bằng Thừa phát lại là gì?

Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP định nghĩa:

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

Theo đó, Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự.

Trong đó:

– Tống đạt là thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện.

– Vi bằng là văn bản ghi lại sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Hiện nay, nhiều người biết đến Thừa phát lại thông qua hoạt động lập vi bằng. Đặc biệt là việc lập vi bằng để mua bán đất bởi vi bằng được Thừa phát lại lập dựa theo thực tế chứng kiến, hành vi, sự kiện có thật nên sẽ là một trong những nguồn chứng cứ chính xác để sử dụng khi có tranh chấp.

Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP cũng khẳng định như sau:

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Thừa phát lại là người thực hiện việc tống đạt giấy tờ, tài liệu, hồ sơ do chính Thừa phát lại thực hiện cũng như thực hiện lập vi bằng để ghi nhận lại sự thật thực tế xảy ra khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

thua phat lai la gi

Điều kiện trở thành Thừa phát lại là gì?

Việc bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP gồm:

– Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có độ tuổi không quá 65, chấp hành Hiến pháp, pháp luật và có đạo đức tốt.

– Có bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học chuyên ngành Luật.

– Công tác pháp luật từ 03 năm trở lên sau khi có bằng chuyên ngành Luật nêu trên.

– Tốt nghiệp khóa đào tạo bồi dưỡng nghề Thừa phát tại Học viện Tư pháp hoặc công nhận tương đương với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

– Đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Trong đó, có một số trường hợp sau đây sẽ được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại nêu tại Điều 5 Thông tư 05/2020/TT-BTP nếu có các giấy tờ gồm:

– Quyết định bổ nhiệm Thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều trai viên… kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm các chức vụ này từ 05 năm trở lên…

– Thẻ luật sư, thẻ công chứng viên kèm theo gian đã hành nghề luật sư, công chứng từ 05 năm trở lên…

– Quyết định bổ nhiệm Giáo sư, Phó Giáo sư ngành luật, Bằng tiến sĩ Luật…

Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên và nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự thì sẽ được Sở Tư pháp đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại. Nếu bị từ chối sẽ được thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Văn phòng Thừa phát lại làm những gì? Có vai trò gì?

Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP nêu rõ:

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

theo đó, Văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho văn phòng mình. Do đó, có nghĩa vụ quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ.

Bởi vậy, Văn phòng Thừa phát lại sẽ thực hiện các công việc mà Thừa phát lại thực hiện gồm:

– Tống đạt tài liệu, giấy tờ, hồ sơ;

– Lập vi bằng để ghi nhận lại sự kiện thật tế đã xảy ra theo yêu cầu như chuyển tiền, đặt cọc mua bán nhà đất, giao nhận tiền…

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu;

– Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa theo yêu cầu của đương sự.

Thừa phát lại không được làm gì?

Bên cạnh những nhiệm vụ, công việc Thừa phát lại được làm, Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định những việc Thừa phát lại không được làm gồm:

– Tiết lộ thông tin về công việc của mình hoặc sử dụng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan.

– Đòi hỏi lợi ích vật chất ngoài chi phí đã ghi nhận trong hợp đồng.

– Kiêm nhiệm công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá, thanh lý tài sản.

– Không nhận những vụ việc liên quan đến quyền, lợi ích bản thân và vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, ông bà nội, ông bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì, anh chị em ruột của Thừa phát lại hoặc của vợ/chồng; cháu ruột gọi Thừa phát lại là ông, bà, chú, cậu, cô, dì.

– Công việc bị cấm khác.

Trên đây là nội dung bài viết về “Thừa phát lại là gì? Thông tin cơ bản về thừa phát lại”.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Thừa phát lại là gì? Thông tin cơ bản về thừa phát lại“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục tạm dừng công ty hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo độc quyền, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thừa phát lại có được công chứng văn bản không?

Công chứng chỉ thực hiện theo Luật Công chứng, do Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Trong khi đó, Thừa phát lại chỉ có nhiệm vụ tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác mình điều kiện thi hành án… mà không được thực hiện việc công chứng.
Đồng thời, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP cũng khẳng định:
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Và Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2020. Như vậy, Thừa phát lại không có nhiệm vụ công chứng văn bản.

Quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại?

Thừa phát lại sẽ phải có những quy định cụ thể về điều kiện để có thể hành nghề. Cụ thể, quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại như sau:
– Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.
– Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
– Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
– Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
– Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
– Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
– Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 08/2020 và pháp luật có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.