Trốn truy nã bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

11/09/2021
Trốn truy nã bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
1997
Views

Hành vi trốn truy nã hay trốn khỏi nơi giam giữ đều là những hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý thật nghiêm minh theo quy định pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các quy định về hành vi này. Xung quanh nội dung này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc có liên quan đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận gần đây. Đây là vụ việc về một đối tượng đã bị bắt sau 19 năm trốn truy nã.

Tóm tắt vụ việc

Trốn khỏi nơi giam giữ ở Quảng Trị 19 năm trước; Cao Thanh Xuân, 59 tuổi, lấy tên giả đến vùng núi hẻo lánh khai hoang sinh sống.

Theo cơ quan điều tra; Xuân lang thang nhiều nơi, sau đó tá túc ở vùng núi hẻo lánh thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định. Ông ta lấy tên giả Lê Quang Dũng khai hoang đất; trồng vườn cây ăn trái nhưng sống kín tiếng với người xung quanh.

Khi tạo lập được gia sản; Xuân cưới vợ và sinh hai con, cắt đứt liên lạc với người thân ở quê nhà.

Hồi đầu tháng 6, Công an huyện Vĩnh Thạnh phát hiện Lê Quang Dũng có nhân dạng giống Cao Thanh Xuân nên đã phối hợp với Công an tỉnh Bình Định xác minh.

Làm việc với cơ quan điều tra; ban đầu ông ta vòng vo, sau đó thừa nhận là Xuân và quá trình lẩn trốn.

Vậy hành vi trốn truy nã này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Truy nã là gì?

Truy nã tội phạm là hoạt động tố tụng hình sự – nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân trong đấu tranh phòng; chống tội phạm nhằm phát hiện, tìm kiếm; bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hỉnh.

Truy nã là việc cơ quan điều tra ra quyết định để truy tìm tung tích của người vi phạm pháp luật hình sự (đã có; hoặc chưa có bản án xét xử của tòa án) khi người đó bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. Truy nã được thực hiện bằng quyết định truy nã.

Ngoài ra, theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015; truy nã còn được hiểu là một lệnh của cơ quan công an điều tra nhằm mục đích truy tìm để đối tượng, bị can, người chấp hành án để xác định vị trí; hoặc trong quá trình phạm tội bị bắt giữ đã có hành vi lẩn trổn.

Trốn truy nã bị khép vào tội gì?

Trốn truy nã, trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử; được hiểu là hành vi của người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải; hoặc đang có mặt tại phiên tòa xét xử (vụ án hình sự) đã dùng mọi thủ đoạn để thoát khỏi sự quản lý; giám sát của người có trách nhiệm một cách trái phép.

Ngoài ra theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử; hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định pháp luật.

Như vậy với hành vi trốn truy nã; người thực hiện hành vi vi phạm này sẽ có thể bị khép vào tội trốn khỏi nơi giam giữ; hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử, được quy định tại điều 386, BLHS 2015.

Cấu thành tội phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử

Nếu hành vi trốn truy nã có những yếu tố cấu thành sau, thì người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội trốn khỏi nơi giam giữ

Chủ thể của tội phạm này được coi là chủ thể đặc biệt; bao gồm những người đang bị giam, giữ; hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (tại địa điểm mở phiên tòa).

Mặt chủ quan của tội trốn khỏi nơi giam giữ

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Tuy nhiên cần chú ý:

Trong trường hợp trốn khỏi nơi giam mà có mục đích chống chính quyền nhân dân thì người bỏ trốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống phá trại giam.

Khách thể của tội trốn khỏi nơi giam giữ

Hành vi phạm tội nêu trên đã xâm phạm đến chế độ tạm giữ; tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và chế độ giam, giữ, cải tạo phạm nhân; đồng thời xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.

Mặt khách quan của tội trốn khỏi nơi giam giữ

Hành vi của người đang bị giam, giữ, bị dẫn giải; hoặc đang bị xét xử (tại nơi mở phiên tòa) đã dùng mọi thủ đoạn để thoát khỏi sự quản lý của người canh gác, quản lý, dẫn giải.

+ Các thủ đoạn được thực hiện có thể là: lợi dụng sự sơ hở của người canh gác, quản lý, dẫn giải rồi lén lút trốn khỏi nơi giam, giữ; trên đường bị dẫn giải hoặc bỏ trốn tại phiên tòa xét xử; lừa dối người canh gác, dẫn giải (như giả vờ đau bụng xin người dẫn giải cho đi tiểu sau đó bỏ trốn…); hoặc dùng vũ lực làm tê liệt sự kháng cự của người canh gác, dẫn giải để bỏ trốn.

+ Người bị giam, giữ, là người đang bị tạm giam, tạm giữ; hoặc đang bị giam để chấp hành hình phạt ở các trại giam, trại lao động, cải tạo; đang có mặt tại nơi mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự.

+ Người đang bị dẫn giải là người bị tạm giam, tạm giữ; hoặc đang lao động cải tạo đang trên đường đi từ địa điểm này đến địa điểm khác dưới sự giám sát của người có thẩm quyền (như trên đường đưa đi lao động; đến nơi mở phiên tòa xét xử…).

+ Nơi giam, giữ có thể là nhà tạm giữ, trại giam, trại lao động cải tạo phạm nhân.

Hành vi trốn truy nã bị xử lý như thế nào?

Theo điều 386, BLHS 2015, hành vi trốn truy nã sẽ bị xử lý theo các khung hình phạt sau:

1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử; hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.

Hiệu lực của lệnh truy nã được quy định như thế nào?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà một người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu hết thời hạn đó thì người này sẽ không bị truy cứu nữa. Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 27, BLHS 2015:

– 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

– 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

– 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

– 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Trường hợp quá thời hạn thi hành bản án

Bên cạnh đó, thời hiệu thi hành bản án là thời hạn mà cá nhân hoặc pháp nhân phải chấp hành bản án đã tuyên. Nếu quá thời hạn này thì không phải thực hiện bản án nữa. Cụ thể được nêu tại Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

– 05 năm khi bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 03 năm trở xuống;

– 10 năm nếu bị phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

– 15 năm nếu bị phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

– 20 năm nếu bị chung thân hoặc tử hình.

Tuy nhiên, đối với các đối tượng đã có quyết định truy nã thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ; Thời hiệu thi hành bản án tính lại kể từ khi người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

Do vậy, chỉ khi người phạm tội ra đầu thú trình diện; hoặc bị bắt giữ thì cơ quan ra quyết định truy nã mới ra quyết định đình nã, dừng việc truy nã lại.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Lừa đảo hoãn thi hành án bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Khủng bố là gì? Quy định của pháp luật về tội khủng bố như thế nào?
Tự chia sẻ ảnh nóng cá nhân có vi phạm pháp luật hay không?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Trốn truy nã bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền ra lệnh truy nã?

Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu thì Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã;
Trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.

Căn cứ ra quyết định truy nã ?

Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Đối tượng bị áp dụng: Bị can, bị cáo; người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất; người bị kết án phạt tù; người bị kết án tử hình; người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
– Có đủ căn cứ xác định đối tượng trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
– Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.

Các đối tượng nào nếu bỏ trốn thì sẽ bị truy nã?

– Bị can, bị cáo
– Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất
– Người bị kết án phạt tù, tử hình
– Người đang, tạm đình chỉ hoặc hoãn chấp hành án phạt tù.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời