Thẩm quyền tuyên bố tính bất hợp pháp của cuộc đình công?

24/12/2021
Thẩm quyền tuyên bố tính bất hợp pháp của cuộc đình công?
1129
Views

Chào Luật sư, công ty tôi hiện nay đang gặp phải một vấn đề; đó chính là việc người lao động tiến hành đình công; họ đưa ra một số yêu sách đối với công ty. Cuộc đình công này đã diễn ra được gần 1 tuần. Tuy nhiên, theo như tìm hiểu cũng như thực tế xảy ra; tôi nhận thấy rằng cuộc đình công mà người lao động đang thực hiện là trái với quy định của pháp luật; xuất hiện hành vi đình công bất hợp pháp. Do đó, về phía công ty, chúng tôi chưa có bất kỳ động thái nào về việc giải quyết những yêu sách này. Tôi muốn hỏi luật sư, trong trường hợp người lao động đình công trái với quy định của pháp luật; thì cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố tính bất hợp pháp của cuộc đình công? Tôi xin cảm ơn luật sư!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề trên như sau

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

Đình công là gì?

  • Đình công là một trong những biện pháp mà người lao động sử dụng để gây áp lực đối với người sử dụng lao động; với mong muốn đạt được nhưng yêu cầu nhất định. Do đó, đình công được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
  • Dưới góc độ kinh tế, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực hiện bởi những người lao động; nhằm gây sức ép đối với người sử dụng lao động; nhằm đạt được những yêu sách nhất định….
  • Dưới góc độ xã hội, đình công gây ra những ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội; xét về cả tính chất và quy mô, đình công có tác động không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội đối với khu vực có đình công xảy ra,…
  • Dưới góc độ pháp lý, theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời; tự nguyện và có tổ chức của người lao động; nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động; do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo”.

Đình công bất hợp pháp là gì?

  • Như đã phân tích, căn cứ vào sự tuân thủ quy định pháp luật; đình công được phân thành đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp.
  • Đình công hợp pháp thường là cuộc đình công tuân thủ các quy định của pháp luật về đình công như điều kiện; phạm vi đình công, doanh nghiệp được phép đình công, hoãn, ngừng đình công,…
  • Đình công bất hợp pháp là cuộc đình công không tuân thủ một trong số các quy định về đình công do pháp luật quy định.

Trường hợp đình công bất hợp pháp

Các trường hợp đình công bất hợp pháp được quy định tại Điều 204 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể:

  • Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
  • Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
  • Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
  • Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
  • Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
  • Khi đã có quyết định hoãn; hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.

Thẩm quyền tuyên bố tính bất hợp pháp của cuộc đình công

  • Như đã phân tích, Tòa án với chức năng xét xử; là cơ quan duy nhất có quyền xem xét tính hợp pháp hay không hợp pháp của một cuộc đình công.
  • Theo quy định Điểm x, Khoản 2, Điều 39 và Khoản 1 Điều 405 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra cuộc đình công.
  • Quy định này là đồng bộ và phù hợp với các quy định tại Bộ luật lao động. Bởi đình công vốn là hiện tượng phức tạp; chủ yếu phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể; mà thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp này cũng thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Quy định này sẽ giúp việc giải quyết đình công được thực hiện thuận lợi và chính xác hơn.
  • Ngoài ra, quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công cũng là hợp lý.
  • Bởi vì nếu giao thẩm quyền giải quyết đình công cho tòa án nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; thì sẽ làm cho vấn đề phức tạp lên. Đình công ở một nơi, Tòa án ở nơi khác lại giải quyết,…gây ra sự phức tạp về thủ tục; tốn kém về chi phí, hiệu quả giải quyết không cao,…

Hệ quả pháp lý của đình công bất hợp pháp

  • Hiện nay hầu hết, các cuộc đình công diễn ra đều là đình công bất hợp pháp, đa phần đều do bột phát mà không tuân theo trình tự, thủ tục, quy trình nhất định của pháp luật. Chính hành vi này dẫn đến một số hệ quả pháp lý nhất định
  • Khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp; mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc; thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động; thì tổ chức công đoàn Người sử dụng lao động xác định giá trị thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra bao gồm: Thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu,…..Chi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra,….
  • Đối với Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động; lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Mức độ xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào Nghị định 95/2013/NĐ- CP và Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Tiền lương và các quyền lợi khác của người lao động trong thời gian đình công

Tiền lương và các quyền lợi khác của người lao động được quy định tại Điều 207 Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể:

  • Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công; thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này; và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thẩm quyền tuyên bố tính bất hợp pháp của cuộc đình công?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 2470833102102.

Câu hỏi thường gặp

Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định hoãn hoặc ngừng đình công trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 210 Bộ luật lao động năm 2019; Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

Phụ lục hợp đồng lao động là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2019; Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

Hợp đồng lao động có thời điểm từ khi nào?

Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Lao động năm 2019; Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.