Những quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu tập thể?

24/12/2021
731
Views

Xin chào Luật sư, xin luật sư cho biết những quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu tập thể? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với Những quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu tập thể? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:

Nhãn hiệu tập thể là gì?

Nhãn hiệu tập thể là Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá; dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức; cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể?

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ; tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức; cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam; thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể cần những giấy tờ gì?

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

– Mẫu nhãn hiệu tập thể (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa; dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù; hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm; hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm; hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh; hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh; hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); 

– Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể?

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

– Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu; và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

– Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu; do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

So sánh nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận?

Điểm giống nhau:

– Về thời hạn bảo hộ: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm; kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

– Cả hai nhãn hiệu đều phải đăng ký theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Điểm khác nhau:

Tiêu chíNhãn hiệu tập thểNhãn hiệu chứng nhận
Chức năngPhân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đóChứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu; cách thức sản xuất hàng hoá hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Về chủ thể nộp đơnTổ chức tập thể được thành lập hợp pháp.(K3 Đ87 Luật SHTT)Chủ thể nộp đơn nhãn hiệu chứng nhận gồm các tổ chức có chức năng kiểm soát hàng hóa, dịch vụ; chức năng chứng nhận chất lượng, đặc tính; nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.
Chủ thể có quyền sử dụngChỉ có các thành viên thuộc tổ chức mới được sử dụng nhãn hiệu tập thể mà tổ chức đó đã đăng ký bảo hộCá nhân, tổ chức có hàng hóa, dịch vụ đạt tiêu chuẩn đặt ra với nhãn hiệu đã được chứng nhận được; và được chủ sở hữu cho phép gắn nhãn đó; chủ thể đăng ký được xem là có thẩm quyền chứng nhận; và không phải mỗi chủ thể đăng ký mới được sử dụng mà bất kỳ chủ thể nào nếu đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đặt ra đều được đăng ký nhãn hiệu chứng nhận;
Chủ sở hữuTổ chức được thành lập hợp pháp đăng kí nhãn hiệu tập thểTổ chức có khả năng kiểm định và kiểm soát chứng nhận hàng hóa dịch vụ với điều kiện không được tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó
Về mục đích sử dụngMục đích sử dụng nhãn hiệu tập thể để phân biệt hàng hóa của các thành viên trong tập thể sở hữu nhãn hiệu này với các chủ thể không thuộc trong danh sách thành viên của tổ chức tập thể đó.Mục đích sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ; nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ; chất lượng, độ chính xác và độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ của mình mang nhãn hiệu

So sánh nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý?

Điểm giống nhau giữa nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý

– Đều cung cấp cho người dùng về thông tin nguồn gốc của sản phẩm;

– Đều là sản phẩm trí tuệ và là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp;

– Đều là các dấu hiệu từ ngữ hoặc hình ảnh biểu tượng;

– Cá nhân hay tổ chức đều có thể sử dụng được nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý;

– Các cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu tập thể; hoặc chỉ dẫn địa lý đều phải tuân theo những quy định chung về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm;

– Đều phải đăng ký xác lập quyền tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật Việt Nam.

Những điểm khác nhau:

Về định nghĩa nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý:

– Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với sản phẩm của tổ chức; cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

– Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực; địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể

Căn cứ xác lập

– Đối với nhãn hiệu tập thể: dựa trên văn bản hoặc đăng ký quốc tế

– Đối với chỉ dẫn địa lý: Dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý; do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Chủ thể có quyền bảo hộ nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý

Đối với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể thì chủ thể của chúng cũng có quyền đăng ký khác nhau, cụ thể:

– Đối với nhãn hiệu tập thể: thuộc sở hữu của một tổ chức được thành lập có tư cách pháp nhân.

– Đối với chỉ dẫn địa lý: nó thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

Chủ thể có quyền sử dụng

– Nhãn hiệu tập thể: Thành viên của tổ chức và bản thân tổ chức; là chủ sở hữu và có thể gắn lên mọi loại hàng hóa, dịch vụ.

– Chỉ dẫn địa lý: Nhà nước trao quyền cho tổ chức; cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn tại địa phương và đưa sản phẩm ra thị trường. Nó chỉ được dùng để gắn lên các hàng hóa là đặc sản của một địa phương nhất định

Chức năng của nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý:

– Nhãn hiệu tập thể: chức năng dùng để phân biệt sản phẩm do thành viên của tổ chức tập thể sản xuất với sản phẩm của những chủ thể khác không phải là thành viên của tổ chức.

– Chỉ dẫn địa lý: có chức năng giúp người tiêu dùng có thể phân biệt khu vực; xuất sứ của sản phẩm với những nét đặc thù riêng của khu vực đó như thế nào trong quá trình lựa chọn.

Quyền chuyển giao:

Để phân biệt nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý thì việc chuyển giao quyền của chúng cũng là 1 yếu tố để xác định chúng.

– Nhãn hiệu tập thể: Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng quyền SHCN đối với nhãn hiệu tập thể cho các chủ thể khác.

– Chỉ dẫn địa lý: Trong khi đó; quyền SHCN đối với chỉ dẫn không được chuyển nhượng cho các chủ thể khác.

Phạm vi bảo hộ:

– Phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu tập thể: Không có ranh giới xác định.

– Phạm vi bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý: Có ranh giới xác định (ranh giới xác định bằng từ ngữ và bản đồ).

Thời gian bảo hộ nhãn hiệu tập thể với chỉ dẫn địa lý:

– Đối với nhãn hiệu tập thể: Được bảo hộ trong thời hạn 10 năm; và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 năm.

– Đối với chỉ dẫn địa lý: Bảo hộ không xác định thời hạn ngay từ đầu.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Những quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu tập thể? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Sự khác nhau giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu mà một thương nhân hoặc một công ty sử dụng để phân biệt hàng hóa; hoặc dịch vụ của họ với hàng hóa hoặc dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.
Chỉ dẫn địa lý được sử dụng để chỉ ra rằng những sản phẩm được nhắc tới có xuất xứ từ một vùng nào đó. Một chỉ dẫn địa lý phải được dành cho tất cả các nhà sản xuất ở khu vực đó sử dụng. 

Rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có được hoàn phí không?

Từ thời điểm người nộp đơn tuyên bố rút đơn, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó sẽ bị chấm dứt; các khoản phí, lệ phí đã nộp liên quan đến những thủ tục chưa bắt đầu tiến hành; được hoàn trả theo yêu cầu của người nộp đơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.