Quy trình thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

29/09/2021
965
Views

Trong nội tại mối quan hệ này luôn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp về quyền và lợi ích. Hầu như trong nhiều tranh chấp, người lao động luôn nằm ở thế yếu. Do đó, thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là điểm tích cực để người lao động có được tiếng nói riêng của mình nhằm đảm bảo quyền và lợi ích đó.

Vậy tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Quy trình thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện như thế nào? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Người lao động là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, có thể là làm việc bằng sức lao động hay là lao động trí óc. Thông qua hành vi lao động trên thực tế mà được trả lương, làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động.

Tổ chức đại diện người lao động là gì?

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Phân loại tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

– Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm:

+ Công đoàn cơ sở

+ Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Quyền thành lập, gia nhập của người lao động

Quyền thành lập, gia nhập vào tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của người lao động được quy định như sau:

+ Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. 

+ Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật lao động.

Quy trình thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Quy trình thành lập công đoàn cơ sở

Theo hướng dẫn tại Hướng dẫn 03/HD-TLD năm 2020, quy trình thành lập công đoàn cơ sở được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Lập Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở. 

Chi tiết công việc như sau:

– Người lao động là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên công đoàn tiến hành vận động người lao động khác gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở thông qua hình thức tổ chức ban vận động;

– Các thành viên ban vận động cử trưởng ban vận động và liên hệ công đoàn cấp trên gần nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ;

– Khi có 05 người trở lên tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở trưởng ban vận động liên hệ công đoàn cấp trên để được giúp đỡ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

Bước 2. Tổ chức đại hội

Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở. Nội dung đại hội; thành phần tham dự đại hội được thực hiện theo khoản 12.2 mục 12 Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở.

Bước 3. Lập hồ sơ

Lập hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở

– Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội; ban chấp hành phải lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên xem xét; công nhận việc thành lập công đoàn cơ sở. Thành phần hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 12.3 Hướng dẫn số 03.

Bước 4. Nhận thông báo của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về việc thành lập công đoàn cơ sở

– Trường hợp đủ điều kiện, đúng quy định pháp luật, ban hành quyết định công nhận đoàn viên; công đoàn cơ sở, ban chấm hành và các chức danh của ban chấp hành theo quy định;

– Trường hợp không đủ điều kiện sẽ thông báo bằng văn bản cho người lao động; đồng thời hướng dẫn thực hiện đúng quy trình, thủ tục.

Quy trình thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp

Do là điểm mới trong Bộ luật Lao động nên hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về quy trình thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Điều 172 Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ quy định như sau:

– Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sẽ được thành lập theo trình tự, thủ tục luật định và được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (Có thể là cơ quan quản lý nhà nước về lao động);

– Một trong các hồ sơ để thành lập tổ chức là phải có Điều lệ hoạt động. Bản điều lệ này được hướng dẫn tại Điều 174 Bộ luật Lao động năm 2109;

– Ngoài ra, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có thể gia nhập Công đoàn Việt nam. Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp gia nhập Công đoàn Việt Nam; thì thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Quy trình thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Mục đích và phạm vi hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì?

+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
+ Cùng với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
+ Xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Trường hợp nào tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp bị thu hồi đăng ký?

+ Vi phạm về tôn chỉ, mục đích hoạt động: Là việc vi phạm tôn chỉ mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
+ Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại trong 02 trường hợp:
(1) Tự chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của tổ chức;
(2) Doanh nghiệp giải thể, phá sản dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của tổ chức. 

Trách nhiệm của các chủ thể trong lao động tập thể là gì?

Trách nhiệm của các chủ thể không chỉ dừng lại ở việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng đạt được kết quả mà còn có trách nhiệm tham gia phiên họp nếu có yêu cầu của một trong hai bên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời