Những điểm mới về đình công theo Bộ luật lao động 2019

30/08/2021
nhung-diem-moi-ve-dinh-cong-theo-bo-luat-lao-dong-2019
3485
Views

Bộ luật Lao động 2019 đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. vấn đề đình công được quy định trong Bộ luật lao động 2019 đã có những điểm mới, phù hợp hơn với tình hình kinh tế – xã hội. Vậy những điểm mới về đình công là gì? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bộ luật lao động 2012

Đình công là gì?

Dưới góc độ xã hội : đình công là một hiện tượng xã hội xuất hiện; tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế thị trường.

Dưới góc độ kinh tế: Đình công là một biện pháp đấu tranh của người lao động nhằm bảo vệ các quyền; lợi ích kinh tế – xã hội, lao động mà họ quan tâm.

Dưới góc độ pháp lý: Đình công là quyền của người lao động được pháp luật thừa nhận trong một phạm vi nhất định.

Những điểm mới về đình công theo Bộ luật lao động 2019

Điểm mới về khái niệm đình công

Căn cứ theo điều 198 Bộ luật lao động 2019 và điều 209 Bộ luật lao động 2012:

“Đình công là sự ngừng việc tạm thời.” Đây là sự kế thừa của Bộ luật lao động 2012.

Quy định tổ chức có quyền lãnh đạo đình công có nhiều điểm tiến bộ.  Bộ luật lao động 2019  quy định tổ chức lãnh đạo đình công là “tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.”. Trước đó, Bộ luật lao động 2012 quy định tổ chức lãnh đạo đình công là :

1. Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.

2. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.”

Căn cứ theo điều 68 Bộ luật lao động 2019, Tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, chủ thể lãnh đạo đình công ở Bộ luật lao động 2019  có phạm vi hẹp hơn so với Bộ luật lao động 2012, tập trung vào chủ thể có quyền thương lượng tập thể.

Sự thay đổi về thời điểm tiến hành đình công

Căn cứ theo điều 200; điều 201; điều 202 Bộ luật lao động 2019 và điều 211; điều 212; điều 213 Bộ luật lao động 2012:

  • Bộ luật lao động 2019 quy định: Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200; 201 và 202 Bộ luật lao động 2019 để đình công trong trường hợp sau đây:
  • Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
  • Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
  • Bộ luật lao động 2012 quy định: Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn sau đây:
  • Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được.
  • Sau thời hạn 03 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành.

Như vậy, thời điểm được phép bắt đầu đình công được quy định ở điều 199 Bộ luật lao động 2019 sớm hơn so với Bộ luật lao động 2012.

Cụ thể hơn về trình tự, thủ tục đình công

Trong khi Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định một cách khái quát; chung chung về trình tự đình công tại điều 211 thì ở Bộ luật lao động 2019, trình tự đình công đã quy định một cách cụ thể; chi tiết; rõ ràng; dẫn chiếu đến điều 201; điều 202 của bộ luật này. Điều này khắc phục được nhược điểm của Bộ luật lao động 2012 khi quy định không rõ ràng sẽ gây ra những khó khăn; vướng mắc trong quá trình thực thi.

Ngoài ra, khi quy định về trình tự  đình công tại khoản 2 điều 200 Bộ luật lao động 2019; các nhà làm luật đã quy định phải “thông báo đình công theo quy định tại điều 202 của luật này”.

Quy định về thông báo đình công không phải quy định mới. Thực tế, ở Bộ luật lao động 2012 đã xuất hiện tại điều 213. Tuy nhiên, khi quy định về trình tự đình công , việc thông báo đình công lại không được đưa vào. Điều này làm thiếu hụt tính logic và gây tranh cãi về trình tự thủ tục đình công.

Khắc phục nhược điểm này, Bộ luật lao động 2019 đã quy định một cách chi tiết hơn. Bởi lẽ đình công gây ra thiệt hại lớn cho doanh nghiệp; nếu không có sự báo trước, quyền lợi của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

Do đó, thông báo đình công phải là một thủ tục bắt buộc trong các thủ tục đình công.

Sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý đình công không đúng trình tự, thủ tục.

Bộ luật Lao động 2019 đơn giản hóa các thủ tục; quy trình tiến tới đình công trong khi thủ tục; quy trình tiến tới đình công theo Bộ luật Lao động 2012 khá phức tạp; dẫn đến đa số các cuộc đình công đều bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, theo Bộ luật Lao động 2012; sau khi thực hiện bước Hòa giải viên lao động đối với tranh chấp lao động tập thể bất thành; Công đoàn phải thực hiện bước qua Chủ tịch UBND huyện (tranh chấp về quyền) hoặc Hội đồng trọng tài lao động (tranh chấp về lợi ích); nếu bước này thất bại thì mới được thực hiện các bước tiếp theo để đình công. 

Trong khi đó, theo Bộ luật Lao động 2019, khi có xảy ra tranh chấp tập thể, sau khi thực hiện bước Hòa giải viên lao động bất thành, các tổ chức đại diện cho người lao động, công đoàn có quyền chọn bước hoặc là thông qua Hội đồng trọng tài lao động; đưa vụ việc thẳng ra tòa án giải quyết hoặc tổ chức các bước để đình công.

Về việc lấy ý kiến tập thể người lao động để đình công:

Bộ luật Lao động 2012 yêu cầu phải lấy ý kiến của thành viên ban chấp hành công đoàn và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi nào chưa có công đoàn; thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của tập thể người lao động.

Trong khi đó, Bộ luật Lao động 2019 quy định chỉ cần lấy ý kiến của tập thể người lao động; hoặc các thành viên ban lãnh đạo các tổ chức đại diện người lao động là đủ thủ tục.

Điểm mới về quyền của các bên trước, trong và sau khi đình công

Quyền của người lao động được mở rộng hơn nhờ sự xuất hiện của Hội đồng trọng tài lao động. Cụ thể tại khoản 1 điều 203 Bộ luật lao động 2019 đã quy định cho các bên  :

Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động”

Sửa đổi, bổ sung các trường hợp đình công bất hợp pháp

Căn cứ theo điều 209 Bộ luật lao động 2019, đối chiếu với Bộ luật lao động 2012:

Bộ luật Lao động 2019 đã bỏ đi 02 trường hợp đình công bất hợp pháp :

  • Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích;
  • Những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

Bộ luật Lao động 2019 cũng bổ sung thêm 03 trường hợp đình công bất hợp pháp:

  • Đình công vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công;
  • Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công;
  • Không thuộc các trường hợp được đình công theo quy định tại Điều 199 của Bộ luật Lao động 2019.

Bỏ quy định giải quyết đình công

Bộ luật Lao động 2012 quy định cụ thể về giải quyết đình công tại điều 222.

Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 không có quy định về giải quyết đình công. Bên cạnh đó, quy định về giải quyết đình công được quy định tại chương XXXI Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Lý do là quy định giải quyết đình công là quy định về luật hình thức, về trình tự thủ tục giải quyết của toà án. Do đó, việc quy định về giải quyết đình công nằm trong Bộ luật tố tụng dân sự đảm bảo tính hợp lý.

Giải quyết vấn đề

Bộ luật lao động 2019 đã có những quy định về đình công mang tính đổi mới, đột phá và phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước. Có thể thấy, các quy định về đình công đang ngày càng được hoàn thiện hơn; góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Những điểm mới về đình công theo Bộ luật lao động 2019. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Phụ lục hợp đồng lao động có giá trị pháp lý?

Theo quy định tại khoản 1 điều 22 Bộ luật lao động 2019:
Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động; Phụ lục có hiệu lực như hợp đồng lao động.
Do đó, phụ lục hợp đồng có giá trị pháp lý.
 

Thực hiện nghĩa vụ quân sự, người lao động có được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?

Căn cứ theo khoản 1 điều 30 Bộ luật lao động 2019:
Thực hiện nghĩa vụ quân sự là trường hợp được hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, đồng thời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc để thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng đó còn thời hạn; trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Trả lời