Tài xế taxi tàng trữ ma túy bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

06/09/2021
Tài xế taxi tàng trữ ma túy bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
697
Views

Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là một hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Đối với những hành vi này, chúng ta cần những chế tài xử lý thật thích đáng và nghiêm minh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các quy định pháp luật về hành vi vi phạm này. Xung quanh nội dung này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc có liên quan đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc về một tài xế taxi tàng trữ ma túy và đã bị bắt giữ.

Tóm tắt vụ việc:

Lê Phúc Nguyên, 26 tuổi, lái taxi lên TP HCM mua ma tuý mang về Biên Hòa giao cho khách thì bị tổ tuần tra kiểm soát dịch Covid-19 phát hiện, khống chế.

Theo điều tra, chiều 5/9; tổ công tác kiểm soát dịch Covid-19 Công an phường Tam Hiệp, TP Biên Hòa, tuần tra trên đường Phạm Văn Thuận phát hiện taxi của Nguyên có dấu hiệu vi phạm nên yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ.

Nguyên xuất trình giấy “giao hàng” ở TP HCM, nhưng khi cảnh sát đề nghị kiểm tra hàng thì anh ta bỏ chạy. Lực lượng chức năng khống chế Nguyên sau đó; khám xét taxi phát hiện hai túi nylon ma túy tổng hợp và khẩu súng bắn đạn cao su.

Tại cơ quan điều tra, Nguyên khai đi mua túy của một người ở TP Thủ Đức, TP HCM; đem về Biên Hòa giao cho khách.

Vậy tài xế taxi tàng trữ ma túy này sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Luật Phòng, chống ma tuý 2021

Quy định của pháp luật về chất ma túy

Luật Phòng, chống ma tuý 2021 đưa khái niệm về chất ma túy như sau:

Chấy ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.

Các loại ma túy:

Dựa trên nguồn gốc, tác dụng trên hệ thần kinh, mức độ gây nghiện…người ta đưa ra một số phân loại ma tuý như sau:

Dựa vào nguồn gốc của ma tuý, người ta phân chia thành 3 loại:

Ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp.

Tàng trữ trái phép ma túy là gì?

Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ; cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn; chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người; hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy.

Ngoài ra; điều 249 BLHS 2015 về tội tàng trữ trái phép chất ma túy cũng quy định như sau:

Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán; vận chuyển ma túy, sản xuất trái phép chất ma túy; mà thuộc các trường hợp được điều 249 quy định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy tài xế taxi tàng trữ ma túy trên có thể sẽ bị xử lý hình sự với tội danh tàng trữ trái phép chất ma túy.

Cấu thành tội phạm tội tàng trữ trái phép ma túy

Người nào có hành vi tàng trữ trái phép ma túy mà có đầy đủ các yếu tố sau thì sẽ bị xử lý hình sự:

Chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy 

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 là các cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định. Như vậy người từ đủ 14 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Tuy nhiên; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 249 đối với tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Khách thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy 

Khách thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước về việc cất giữ chất ma tuý. Theo đó hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đã xâm phạm tới các chính sách; quy định của Nhà nước trong việc quản lý, cất giữ chất ma túy. Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma tuý. 

Mặt khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy 

a) Hành vi khách quan

Trong thực tế; tàng trữ chất ma túy không phải là việc để cố định chất ma túy đó tại một địa điểm cụ thể mà căn cứ vào mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi. Nếu như người phạm tội cất giấu ma túy trên các phương tiện vận chuyển giao thông và di chuyển từ nơi này đến nơi khác; nhưng người đó không có mục đích vận chuyển chất ma túy đó thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Ngoài ra; việc xác định một người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy cũng không phụ thuộc vào thời gian cất giữ chất ma túy ngắn hay dài; cứ có hành vi cất giữ trái phép chất ma túy là bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp; người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý cho người khác mà biết rõ người này đang mua bán trái phép chất ma tuý đó thì hành vi cất giữ ma tuý của người phạm tội không được xem là hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý mà là hành vi giúp sức cho người mua bán trái phép chất ma tuý; từ đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý; với vai trò đồng phạm. 

Như vậy, có thể nói mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc để xác định người đó có bị truy cứu trách nhiệm đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy hay không.

b) Hậu quả

Hậu quả của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội. Theo đó, người phạm tội cứ có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy với khối lượng được quy định đối với từng loại chất ma túy tại Điều 249 thì đã phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Hay nói cách khác; đây là tội tàng trữ trái phép chất ma túy có cấu thành tội phạm hình thức. 

Mặt chủ quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy 

Người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý thực hiện hành vi phạm tội của mình do cố ý; tức là nhận thức rõ mình đang thực hiện hành vi bị pháp luật cấm; gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Do đó, đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý chỉ có thể được thực hiện do cố ý trực tiếp. Không có trường hợp nào do cố ý gián tiếp.

Tài xế taxi tàng trữ ma túy sẽ bị xử lý ra sao?

Người có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy sẽ bị xử lý như sau:

Xử phạt hành chính

Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy (là chất gây nghiện gồm: thuốc phiện, ma túy đá…) mà chưa thuộc các trường hợp phải chịu các hình phạt trong BLHS thì bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Ngoài ra còn bị tịch thu tang vật và người nước ngoài có thể bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định các khung hình phạt như sau:

Khung 1

Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng; hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng; hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì người tàng trữ ma túy bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

g) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

h) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng; hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng; hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;

o) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì người tàng trữ ma túy bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng tù 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng; hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng; hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì người tàng trữ ma túy bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa; hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng; hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng; hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Giải quyết tình huống

Như vậy trong trường hợp này; để xác định chính xác mức hình phạt cho tài xế taxi này; chúng ta cần căn cứ vào tình tiết vụ việc, số lượng ma túy, tính chất hành vi vi phạm.

Nếu bị xử lý hình sự thì mức án cáo nhất dành cho tài xế taxi tàng trữ ma túy này là bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm; hoặc tù chung thân.

Còn nếu bị xử phạt hành chính thì mức phạt cao nhất sẽ là 2 triệu đồng và tịch thu tang vật.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trộm ô tô đi mua ma túy bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Hành vi cưỡng bức sử dụng ma tuý trái phép bị xử lý thế nào?
Tài xế xe tải sử dụng ma túy trong cabin bị xử lý thế nào theo quy định?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Tài xế taxi tàng trữ ma túy bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tự khai, nhận tội có được giảm nhẹ hình phạt cho tội tàng trữ trái phép ma túy không?

Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Trong đó tự khai nhận tội được coi là thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải.
Nên người phạm tội cần có thêm một trong các căn cứ khác để được giảm nhẹ hình phạt xuống dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Cung cấp trái pháp luật địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý ra sao?

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Ngoài ra, việc khách sử dụng ma túy trong quán karaoke mà chủ quán không biết thì người chủ sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 40.000.000 tùy thuộc vào tính chất, mức độ sự việc.

Tàng trữ 100g ma túy thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

Tàng trữ 100g ma túy ở thể rắn có khối lượng 100g sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm theo quy định của bộ luật hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận