Con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn ai có quyền nuôi dưỡng?

06/09/2021
Con dưới 36 tháng tuổi
565
Views

Việc ly hôn là điều không ai mong muốn. Nhưng khi cuộc hôn nhân không thể cữu vãn thì ly hôn cũng cách giải thoát cho hai người; tạo một cơ hội mới. Câu hỏi đặt ra là nếu kho ly hôn con dưới 36 tháng tuổi ai sẽ là người có quyền trực tiếp nuôi dưỡng? Hãy cùng với Luật sư 247 làm rõ vẫn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Pháp luật quy định thế nào về nuôi con dưới 36 tháng tuổi?

Hiện nay, đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì Luật hôn nhân gia đình; có quy định tại khoản 3 Điều 81 như sau:

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi; trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo đó; quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi; đối với trường hợp này thì người mẹ sẽ được ưu tiên trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con; trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc và nuôi dưỡng cho con; do hai vợ chồng có sự thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Các yếu tố để tòa án xem xét giao con cho ai nuôi dưỡng

Để đảm bảo việc nuôi dưỡng; chăm sóc con cái cũng như đảm bảo việc phát triển sau này; thì Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau đây khi hai vợ chồng không thỏa thuận được việc nuôi con:

  • Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn ở; sinh hoạt; điều kiện học tập;… mà mỗi bên có thể dành cho con; các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ.
  • Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc; dạy dỗ, giáo dục con; tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí; nhân cách đạo đức; trình độ học vấn… của cha mẹ.

Bên cạnh đó nếu có mong muốn được nuôi con cha mẹ cần chứng minh các yếu tố sau:

  • Chứng minh về kinh tế : Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng của cha, mẹ. Mức độ ổn định của nghề nghiệp; nếu như cha hoặc mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp; nghề nghiệp có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.
  • Chứng minh về nhân phẩm, đạo đức: Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái; lối sống, quan hệ của cha; mẹ đối với gia đình; xã hội.
  • Chứng minh thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con : Việc xem xét đến thời gian của cha; mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương; chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.

Ai là người có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Ly hôn thuận tình:

Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng thống nhất thỏa thuận về các vấn đề về việc tự nguyện ly hôn; thỏa thuận được về việc phân chia tài sản chung; thống nhất về việc chăm sóc; nuôi dưỡng con thì khi đó mới được coi là ly hôn thuận tình.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 81; nếu như hai vợ chồng có sự thỏa thuận về việc nuôi con thì cả hai đều có thể được quyền nuôi dưỡng và chăm sóc con dưới 36 tháng tuổi (hai vợ chồng thỏa thuận vợ là người trực tiếp chăm sóc; nuôi dưỡng con; thỏa thuận thống nhất chồng là người trực tiếp chăm sóc; nuôi dưỡng con).

Yếu tố quan trọng nhất trong ly hôn thuận tình về vấn đề các bên phải thống nhất được ngay từ đầu việc giao con cho ai; ai sẽ là người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng cho con. Khi đã thỏa thuận được thì các bên sẽ ghị nhận nội dung thỏa thuận đó trong đơn ly hôn thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên.

Ly hôn đơn phương:

Trường hợp hai bên không thống nhất được phần con chung mà có yêu cầu tòa án giải quyết; thì Tòa án sẽ giải quyết phần con chung theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình để giải quyết.

Theo đó; tòa sẽ xác định yêu cầu của các bên; xem xét nguyện vọng của người vợ bởi lẽ con dưới 36 tuổi sẽ giao cho người mẹ nuôi; trừ trường hợp người vợ không đủ điều kiện về sức khỏe (bị mắc các bệnh mà không đủ khả năng về sức khỏe; tinh thần để nuôi con).

Về điều kiện kinh tế thì khi người vợ có yêu cầu nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì thực tế Tòa án ít khi xem xét đến điều kiện kinh tế; bởi lẽ nếu vợ nuôi con thì chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nên thực tế tòa thường chỉ xét xem người vợ có bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không; có mắt các bệnh tâm thần hay không để đưa ra quyết định giao con cho vợ nuôi.

Như vậy; đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì con sẽ được giao cho mẹ nuôi; trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi con; người mẹ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Tòa mới giao cho chồng nuôi.

Do đó; có thể thấy không phải trong mọi trường hợp cứ con 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao cho mẹ nuôi con. Trên thực tế đã có nhiều bản án tòa giao con cho chồng nuôi mặc dù con dưới 36 tháng tuổi.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn ai có quyền nuôi dưỡng?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp sau khi ly hôn cha mẹ phải tiến hành cấp dưỡng?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình; cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống; nuôi dưỡng khi người đó là người:
 – Chưa thành niên;
– Đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
– Người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.

Cấp dưỡng là gì?

Cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền; tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cấp dưỡng còn là biện pháp chế tài đối với người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Chồng có được ly hôn khi con dưới 36 tháng tuổi không?

Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.
Và pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con; nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Bởi lẽ, đây là khoảng thời gian khá nhạy cảm của người phụ nữ và con nhỏ cần có đủ sự chăm sóc từ cả cha và mẹ.
Như vậy, khi con 36 tháng tuổi chồng vẫn có thể thực hiện ly hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời