Sau ly hôn có phải chuyển khẩu khỏi nhà chồng không?

07/10/2021
Sau ly hôn có phải chuyển khẩu khỏi nhà chồng không?
538
Views

Kết hôn và Ly hôn là những khía cạnh thuộc về đời sống gia đình. Nếu kết hôn là việc hình thành quan hệ hôn nhân giữa 2 người khác giới tính; thì ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ đó về mặt pháp lý theo luật Hôn nhân và gia đình. Khi kết hôn thì người vợ cần thực hiện chuyển khẩu vào nhà chồng. Vậy theo bạn có xảy ra điều ngược lại không?

Qua bài viết sau đây Luật sư 247 xin gửi đến bạn đọc về khái niệm kết hôn, ly hôn; Sau ly hôn có phải chuyển khẩu khỏi nhà chồng không? Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Luật Cư trú năm 2020

Nội dung tư vấn

Kết hôn là gì?

Căn cứ pháp lý tại Luật hôn nhân và gia đình 2014, thì:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn; và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân.

Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định; và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền; thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp; và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

Ly hôn là gì?

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ; hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng; hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý; và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.

Về thẩm quyền

Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.

+ Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn; thì toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.

+ Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Chuyển hộ khẩu là gì?

Chuyển hộ khẩu là việc một người đang có tên trong hộ khẩu này; làm thủ tục xóa tên để chuyển sang một hộ khẩu khác. Việc này thường xảy ra khi chuyển nơi thường trú.

Từ ngày 1.7.2021, khi Luật Cư trú mới có hiệu lực, thủ tục chuyển hộ khẩu đã bị bãi bỏ. Người dân khi chuyển đi nơi khác không cần thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu; mà trực tiếp đăng ký thường trú tại nơi ở mới.

Tuy nhiên, khái niệm chuyển hộ khẩu cũng thường được dùng nếu một người chuyển nơi thường trú từ nơi này đến nơi khác.

Điều kiện nhập hộ khẩu về nhà chồng

Theo khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định:

“Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong trường hợp vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ.”

Do đó, trường hợp vợ nhập hộ khẩu về với chồng cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

– Chủ hộ đó đồng ý cho nhập hộ khẩu;

– Chủ sở hữu căn nhà đồng ý cho nhập hộ khẩu.

Hồ sơ và thẩm quyền giải quyết nhập hộ khẩu về nhà chồng

– Hồ sơ gồm:

+) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

+) Sổ hộ khẩu (của nơi bạn đang đăng ký thường trú)

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

+) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu; nếu bạn chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh

+) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Giải quyết câu hỏi

Các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú theo quy định tại Luật cư trú 2020 như sau:

a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;

d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;

đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;

g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, chọ mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;

h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;

i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.

Từ căn cứ trên, trường hợp trước đây nhập hộ khẩu theo diện vợ về ở với chồng, nếu chuyển đi không thuộc trường hợp bị xóa đăng ký thường trú, trừ khi chuyển đi khỏi đó 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Sau ly hôn có phải chuyển khẩu khỏi nhà chồng không?“.

Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Câu hỏi liên quan

Điều kiện tách hộ khẩu để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp?

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

Hồ sơ tách hộ khẩu bao gồm những gì?

Cá nhân cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau đây để thực hiện thủ tục tách hộ khẩu:
+ Sổ hộ khẩu;
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02;

Có bắt buộc thực hiện đăng ký kết hôn trước khi làm đám cưới?

Quan hệ hôn nhân chỉ được công nhận; được bảo vệ khi đã thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới). Đám cưới chỉ là thủ tục để các cặp nam nữ ra mắt người nhà hai bên; thống bảo với hàng xóm; không có một quy định nào về việc phải đăng ký kết hôn trước khi đám cưới; việc này sẽ tùy vào hai bên nam nữ.

Thế nào là ngoại tình?

Ngoại tình đề cập đến việc một người đã kết hôn có hành vi tình dục với người khác không phải là người phối ngẫu của họ. Từ một góc độ khác, từ này cũng áp dụng cho một người độc thân có quan hệ tình dục với một người đã kết hôn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời