Ra đường chụp ảnh lúc giãn cách bị xử lý như thế nào theo quy định?

06/09/2021
Ra đường chụp ảnh lúc giãn cách bị xử lý như thế nào theo quy định?
542
Views

Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch Covid 19. Chỉ thị 16 ra đời và quy định về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Hiện nay, các tỉnh thành có diễn biến dịch phúc tạp vẫn đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Tuy nhiên vẫn còn không ít các trường hợp vi phạm và không tuân thủ các quy định trên. Liên quan tới chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc về 2 nam thanh niên ra đường chụp ảnh lúc giãn cách.

Tóm tắt vụ việc:

Trong lúc cả thành phố đang giãn cách theo Chỉ thị 16, hai thanh niên ở TP Pleiku không đeo khẩu trang, mang bàn ghế ra đường ngồi uống trà và chụp ảnh đăng Facebook.

Ngay sau khi nắm được thông tin, Công an phường Diên Hồng đã đến nhà 2 công dân trên địa bàn phường này để xác minh, làm rõ sự việc.

Cả hai trình bày do thấy có bàn trước nhà hàng xóm nên mang ra giữa đường chụp tấm hình kỷ niệm để đăng Facebook xong rồi vào. 

Sau khi được lực lượng chức năng trao đổi rõ hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19, ông T. đã gỡ bài đăng và cam kết không tái phạm.

Vậy hành vi ra đường chụp ảnh lúc giãn cách này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020

Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020

Các trường hợp thiết yếu được phép ra ngoài theo Chỉ thị 16

Để giải đáp thắc mắc của bạn H về việc khám nha khoa có được cho phép hay không; thì trước tiên ta hãy cùng tìm hiểu các hoạt động được phép ra ngoài theo Chỉ thị 16:

1. Mua nhu yếu phẩm thiết yếu: lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

2. Các trường hợp khẩn cấp như: Cấp cứu, đi khám bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

3. Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở được tiếp tục mở cửa:

+ Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…)

+ Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ….

Như vậy có thể thấy việc ra đường chụp ảnh lúc giãn cách không được quy định là một trong các hoạt động thiết yếu. Vì vậy người nào thực hiện hành vi này được coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.

Hàng hóa thiết yếu theo quy định của Chỉ thị 16

Các siêu thị, chợ dân sinh, các cửa hàng tiện lợi, tiện ích chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu gồm: thực phẩm tươi sống: thịt, thủy sản,…

Hàng công nghệ phẩm như bánh kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường,…

Lương thực: gạo, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột).Các nhu yếu phẩm cần thiết: khẩu trang,…

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được phép hoạt động gồm: siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi,…

Các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh, các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, thuốc chữa bênh. Cưa hàng kinh doanh xăng dầu, gas khí đốt, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,….

Hành vi ra đường chụp ảnh lúc giãn cách sẽ bị xử lý như thế nào?

Hành vi ra đường chụp ảnh lúc giãn cách này được coi là hành vi vi phạm các quy định phòng chống dịch Covid 19.

Đối với hành vi vi phạm trên, người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý theo khoản 1, điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Theo đó, người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài khi không cần thiết thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Quy định về mức xử phạt hành chính hành vi ra đường chụp ảnh lúc giãn cách

Quy định về mức xử phạt được quy định tại điều 23, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020 như sau:

Điều 23. Phạt tiền

4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống; nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên; nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Như vậy, mức phạt cụ thể của hành vi ra đường chụp ảnh lúc giãn cách sẽ tùy vào từng trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ hay không để xác định.

Tình tiết giảm nhẹ là gì?

Theo điều 9, luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020; tình tiết giảm nhẹ được quy định như sau:

Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ

Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm; hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh; hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, với hành vi ra đường chụp ảnh lúc giãn cách này, cũng cần xác định xem trong hành vi vi phạm có tình tiết giảm nhẹ không.

Tình tiết tăng nặng là gì?

Theo điều 10, luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020; tình tiết tăng nặng được quy định như sau:

Điều 10. Tình tiết tăng nặng

1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần; hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;

g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;

h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;

m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

Như vậy, với hành vi ra đường chụp ảnh lúc giãn cách này, cũng cần xác định xem trong hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng không.

Giải quyết tình huống

Như vậy từ những quy định trên, hành vi ra đường chụp ảnh lúc giãn cách sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1, điều 12, Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Nếu hành vi vi phạm này có tình tiết giảm nhẹ thì mức xử phạt sẽ là 1 triệu đồng.

Nếu hành vi vi phạm này có tình tiết tăng nặng thì mức xử phạt sẽ là 3 triệu đồng.

Nếu không có tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ mức phạt sẽ là 2 triệu đồng.

Trên đây là mức phạt áp dụng với cá nhân vi phạm.

Còn với trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt tuân theo nguyên tắc được quy định tại điểm e khoản 1 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020:

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Đi giao thuốc có vi phạm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16 không?
Vùng đỏ vùng xanh và những quy định phòng chống dịch Covid 19
Không tiêm vaccine Covid 19 có bị phạt theo quy định của pháp luật?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Ra đường chụp ảnh lúc giãn cách bị xử lý như thế nào theo quy định?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi bị cấm trong phòng chống dịch?

Theo điều 8 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, các hành vi bị nghiêm cấm là:
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm.

Có được di chuyển vào vùng đỏ?

Nguyên tắc là không được phép ra, vào vùng đỏ. Trường hợp phải vào vùng đỏ để lưu trú vì lý do đặc biệt (như công nhân đổi ca trở về, chăm sóc người bệnh, người già, phụ nữ có thai, trẻ em…) phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương và không được rời khỏi vùng đỏ cho đến khi kết thúc vùng cách ly y tế và theo dõi sức khỏe ít nhất 14 ngày (thông báo với chính quyền, y tế địa phương khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hoặc đủ 14 ngày khi về vùng đỏ); cam kết thực hiện biện pháp phòng, chống dịch và xét nghiệm như người dân tại vùng đỏ. 

Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế bị phạt bao nhiêu tiền?

Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định, trừ trường hợp không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời