Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội. Vi phạm an ninh mạng cũng từ đó mà phổ biến hơn. Các đối tượng dễ lấy mạng xã hội để tuyên truyền những thông tin sai lệch, hay buôn bán những thứ vũ khí cấm, công kích, phát ngôn sai sự thật… Vì thế, luật an ninh mạng ra đời để điều chỉnh hành vi ứng xử của con người sao cho phù hợp. Và để làm rõ hơn về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm, Dự thảo về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng đang được xây dựng và sẽ sớm được ban hành. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Dự thảo về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng“. Mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng
Nhằm cụ thể hóa các quy định liên quan đến xử lý vi phạm hành chính của Luật An ninh mạng cũng như thống nhất các quy định đang được lồng ghép trong các văn bản xử phạt hành chính về công nghệ thông tin, viễn thông, thương mại, tài chính, ngân hàng…, Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng (Dự thảo Nghị định) đang được Bộ Công an xây dựng và trong quá trình lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Một số nội dung đáng chú ý của Dự thảo
Một số nội dung đáng chú ý của Dự thảo Nghị định gồm:
Quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng
Đối tượng của việc xử phạt bao gồm Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm.
Trong đó, tổ chức bao gồm:
+Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Hợp tác xã; Luật Đầu tư;
+Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
+Doanh nghiệp nước ngoài hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, dịch vụ cung cấp nội dung trên không gian mạng, công nghệ thông tin, an ninh mạng, an toàn thông tin mạng;
+Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên không gian mạng;
+Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tên miền;
+Chủ quản hệ thống thông tin;
+Đơn vị vận hành hệ thống thông tin;
+Các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định pháp luật.
Với quy định trên có thể thấy phạm vi đối tượng bị xử phạt là khá rộng. Bao hàm hầu hết các chủ thể từ cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan. Điều này cho thấy quan điểm của Nhà nước trong việc siết chặt quản lý an ninh mạng. Do đó, các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam, bất kể là doanh nghiệp Việt Nam; hay nước ngoài đều có thể là đối tượng nếu tiến hành các hoạt động trên không gian mạng.
Quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng
Các hành vi vi phạm được cụ thể hóa trong 35 điều và phân thành 05 nhóm lớn gồm
+Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh thông tin
+Vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân
+Vi phạm quy định về phòng, chống tấn công mạng
+Vi phạm quy định về triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng
+Vi phạm quy định về phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng; công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng, tổ chức có thể phải chịu hình thức xử phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 40 triệu lên đến 200 triệu đồng tùy vào hành vi và mức độ vi phạm. Đặc biệt, căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết tăng nặng, số lần vi phạm, mức phạt tiền cao nhất có thể gấp 05 lần mức phạt được quy định hoặc 5% doanh thu của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.
Kèm theo đó là các hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn… Đồng thời, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc gỡ bỏ chương trình, phần mềm; buộc thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm, thiết bị; ngừng cung cấp dịch vụ gây hại về an ninh mạng;
cải chính thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng…
Quy định vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân (từ Điều 14 đến Điều 30)
Dự thảo quy định chi tiết các hành vi vi phạm liên quan đến quá trình xử lý, truy cập, lưu trữ, xóa, hủy, bảo vệ, mua, bán dữ liệu cá nhân, chuyển dữ liệu cá nhân qua biên giới… Đặc biệt, Dự thảo Nghị định còn đề cập đến trách nhiệm của Bên kiểm soát dữ liệu, chủ thể chưa được quy định trong Dự thảo Nghị định về Bảo vệ dữ liệu cá nhân hiện nay.
Những doanh nghiệp không tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân nguy cơ bị xử phạt tài chính lên đến 200 triệu hay thậm chí phạt tiền tới 5% tổng doanh thu tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm từ lần 03 trở lên hoặc làm lộ, mất dữ liệu cá nhân sau khi đã chuyển qua biên giới gây hậu quả trên 1.000.000 chủ thể dữ liệu là công dân Việt Nam.
Đồng thời, các doanh nghiệp này còn phải đối mặt với rủi ro chịu sự can thiệp của các cơ quan quản lý trong việc bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn để không thực hiện được hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân hoặc bị yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ, tước quyền sử dụng các giấy phép liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân… Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định không quy định rõ thế nào là biện pháp ngăn chặn.
Quy định về bảo đảm an ninh thông tin (Điều 37)
Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Đặc biệt, các doanh nghiệp ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực trên phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Trong trường hợp vi phạm các quy định về lưu trữ hoặc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam: tổ chức đó có thể bị xử phạt lên đến 200 triệu đồng; hoặc 5% tổng doanh thu tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm từ lần 03 trở lên; đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị phạt lên đến 160 triệu đồng nếu không ngăn chặn; hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn không đúng mức độ cần thiết để ngăn chặn việc chia sẻ thông tin; xóa bỏ các thông tin trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan nhà nước.
Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng là 01 năm. Trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, cung cấp, khai thác, xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Đối với vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt vi phạm. Đối với vi phạm đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện vi phạm.
Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết hơn trong một số trường hợp đặc biệt. Theo đó, với hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng: thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ; đối với hành vi đăng ký, thông báo, thực hiện thủ tục hành chính, không gửi, không ban hành quy định nội bộ, ban hành quy định nội bộ không đúng quy định pháp luật theo quy định thì thời điểm này sẽ là ngày đăng ký, thông báo, thực hiện thủ tục hành chính, gửi, ban hành quy định nội bộ. Điều này góp phần cho việc áp dụng quy định pháp luật được thống nhất và rõ ràng hơn.
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về xử phạt trong luật an ninh mạng. Mong chúng sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Câu hỏi thường gặp
An ninh mạng là hành động bảo vệ máy tính, máy chủ, các thiết bị di động, hệ thống điện tử, mạng và dữ liệu khỏi những tấn công độc hại. An ninh mạng cũng được biết đến như đảm bảo an ninh công nghệ hoặc thông tin điện tử.
Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng
Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái
Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia; Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí