Những dự án nào phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư?

12/10/2021
Những dự án nào phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư?
889
Views

Kinh tế càng phát triển, càng có nhiều dự án được đầu tư. Vậy những dự án nào phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư? Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký đầu tư là gì? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Đầu tư 2020

Nội dung tư vấn

Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký đầu tư là gì?

GCN đăng ký đầu tư là một loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư; đồng thời là điều kiện để nhà đầu tư thực hiện đầu tư tại Việt Nam.

Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 đưa ra định nghĩa GCN đăng ký đầu tư:

11. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

Trong đó, thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư được ghi nhận gồm:

– Tên dự án đầu tư.

– Nhà đầu tư.

– Mã số dự án đầu tư.

– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

– Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

– Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

– Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Thẩm quyền cấp GCN đăng ký đầu tư

  1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
    Cấp, điều chỉnh, thu hồi GCN đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ cao; khu kinh tế. Trừ trường hợp có quy định khác.
  2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
    Cấp, điều chỉnh, thu hồi GCN đối với: dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ cao; khu kinh tế. Trừ trường hợp có quy định khác.
  3. Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư
    Cấp, điều chỉnh, thu hồi GCN đối với dự án đầu tư sau đây:
    – Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
    – Dự án đầu tư thực biện ở trong và ngoài khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ cao; khu kinh tế
    – Dự án đầu tư trong khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ cao; khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ cao; khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ cao; khu kinh tế.
  4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp GCN đăng ký đầu tư; trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật Đầu tư 2020.

Dự án nào phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Các dự án phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư; theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 gồm:

– Dự án của nhà đầu tư nước ngoài.

– Dự án của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020.

– Các dự án của nhà đầu tư trong nước và dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020 có nhu cầu cấp GCN đăng ký đầu tư.

Việc cấp GCN đăng ký đầu tư còn phụ thuộc vào dự án đầu tư đó có cần chấp thuận chủ trương đầu tư hay không:

– Dự án đầu tư cần chấp thuận chủ trương đầu tư và phải thực hiện cấp GCN đăng ký đầu tư thì thực hiện quyết định chủ trương đầu tư trước sau đó mới thực hiện cấp GCN đăng ký đầu tư.

– Dự án đầu tư không cần chấp thuận chủ trương đầu tư và phải thực hiện cấp GCN đăng ký đầu tư thì chỉ cần xin cấp GCN.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hình thức đầu tư ra nước ngoài?

1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1

Bỏ vốn vào đầu tư có phải nhà đầu tư không?

NĐT là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bỏ vốn đầu tư; để thực hiện hoạt động kinh doanh. Còn chủ đầu tư lại là tổ chức sở hữu vốn/được giao thay mặt cho chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.
Như vậy, trong trường hợp bạn bỏ vốn vào đầu tư một dự án kinh doanh, bạn được coi là NĐT dự án đó.

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài?

1. Mã số dự án đầu tư.
2. Nhà đầu tư.
3. Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có).
4. Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
5. Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
7. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đầu tư · Tư vấn luật

Trả lời