Quy định về Tổng công ty theo pháp luật hiện hành

23/01/2022
Quy định về Tổng công ty theo pháp luật hiện hành
769
Views

Mô hình tổng công ty đã phổ biến từ lâu tại Việt Nam. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước. Các tổng công ty có vị trí quan trọng và thậm chí có ảnh hưởng đến các ngành kinh tế. Vậy tổng công ty là loại hình như thế nào? Có những loại tổng công ty nào? Vậy hãy cùng Luật sư X tìm hiểu “Quy định về Tổng công ty theo pháp luật hiện hành”. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Tổng công ty là gì?

Khái niệm tổng công ty

Khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tổng công ty như sau:

“1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.”

Đặc điểm của tổng công ty

Đặc điểm của tổng công ty có thể được tóm gọn như sau:

– Không có tư cách pháp nhân, không quy định trình tự, thủ tục thành lập chung

– Hoạt động dưới hình thức công ty mẹ, công ty con. Công ty mẹ, công ty con có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật;

– Tổng công ty có cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều cấp, quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành.

Tóm lại, tổng công ty chỉ mang ý nghĩa là tên gọi để phân biệt quy mô, đặc điểm của một nhóm công ty với một công ty. Tổng công ty không có tư cách pháp nhân.

Ví dụ: Tổng Công ty Sông Đà, Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel…

Các loại tổng công ty theo pháp luật hiện hành

Tổng công ty không được quy định chi tiết trong Luật Doanh nghiệp. Vì vậy hiện nay khái niệm tổng công ty có thể được phân loại theo hai hình thức là tổng công ty nhà nước và tổng công ty tư nhân. Trong đó, tổng công ty nhà nước được quy định chi tiết và chặt chẽ hơn tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP.

Tổng công ty nhà nước

Các hình thức tổng công ty nhà nước

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, tổng công ty thành lập theo các hình thức sau:

– Sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp;

– Mua lại cổ phần hoặc phần vốn góp;

– Đầu tư, góp vốn bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình;

– Các hình thức liên kết khác do các doanh nghiệp tự thỏa thuận, không trái các quy định pháp luật.

Điều kiện thành lập Tổng công ty nhà nước

Căn cứ khoản 4 Điều 9 Nghị định 69/2014/NĐ-CP, điều kiện thành lập tổng công ty như sau:

– Có ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thuộc một trong những ngành, lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng tạo nền tảng cho phát triển ngành hoặc vùng lãnh thổ; tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và ngành hoặc vùng lãnh thổ.

– Công ty mẹ phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Vốn điều lệ không thấp hơn 1.800 tỷ đồng. Đối với hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phần vốn nhà nước phải chiếm ít nhất 65% vốn điều lệ công ty mẹ.

+ Có nguồn nhân lực đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh; quản lý vốn đầu tư và quản trị điều hành, phối hợp hoạt động các công ty con, công ty liên kết.

+ Có nguồn lực tài chính hoặc có phương án khả thi để huy động nguồn lực tài chính, bảo đảm đầu tư đủ vốn.

– Tổng công ty phải có tối thiểu 50% số công ty con hoạt động trong những khâu, công đoạn then chốt trong ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và tổng giá trị cổ phần, phần vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này tối thiểu bằng 60% tổng nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.

– Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải là những công ty được thành lập để phát triển, nắm giữ các bí quyết công nghệ phục vụ trực tiếp việc thực hiện các nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ.

Tổng công ty tư nhân

Tổng công ty tư nhân được hình thành do nhu cầu thực tiễn của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần đáp ứng về điều kiện và trình tự. Tổng công ty tư nhân cũng là nhóm công ty có quy mô lớn, hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con

Thông thường, mô hình hoạt động của tổng công ty tư nhân được quy định trong Điều lệ công ty của các công ty trong nhóm công ty đó. 

Như vậy, tổng công ty cũng tương tự như tập đoàn kinh tế. Trong đó, tổng công ty nhà nước muốn thành lập phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ hơn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định về Tổng công ty theo pháp luật hiện hành”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn tham khảo:

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ thành lập tổng công ty nhà nước gồm những gì?

Nghị định 69/2014/NĐ-CP quy định hồ sơ thành lập tổng công ty nhà nước gồm:
a) Tờ trình Đề án;
b) Đề án thành lập tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
c) Dự thảo Điều lệ công ty mẹ.

Tổng công ty phải chấm dứt hoạt động khi nào?

Tổng công ty phải chấm dứt hoạt động dưới hình thức tổng công ty trong các trường hợp sau:
a) Công ty mẹ bị giải thể, phá sản;
b) Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này;
c) Công ty mẹ bị sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp khác mà Nhà nước không giữ cổ phần, vốn góp chi phối;
d) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.