Quy định phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế thế nào?

15/12/2023
Quy định phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế mới nhất
183
Views

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để nhằm hỗ trợ phần nào trong quá trình công tác và làm việc của nhóm đối tượng là các cán bộ, công chức, viên chức thì ngoài lương chính thức được tính theo hệ số thì nhóm đối tượng này còn được hưởng thêm một số khoản phụ cấp như: phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu , phụ cấp khu vực….trong đó có phụ cấp ưu đãi nghề là phụ cấp dành cho đối tượng đang làm việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường. Vậy thì “Quy định phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế mới nhất” hiện nay ra sao?, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay nhé.

Phụ cấp ưu đãi là gì?

Phụ cấp được hiểu là khoản tiền được hưởng thêm ngoài lương của người lao động, tùy thuộc vào đối tượng làm việc khác nhau thì sẽ được hưởng những loại phụ cấp khác nhau cũng như mức hưởng khác nhau, đây là khoản tiền mang ý nghĩa khuyến khích công chức, viên chức, ,người lao động gắn bó lâu dài với nghề hơn.

Theo điểm b, khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi nghề là phụ cấp áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

Có thể kể đến một số đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề như sau:

– Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

– Công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc trực tiếp làm chuyên môn đã được chuyển xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP vào các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 09, 10, 11) thuộc biên chế trả lương trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

– Công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định 58/TTg ngày 03/02/1994) trực tiếp làm chuyên môn y tế;

Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập.

Quy định phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế mới nhất

Với mỗi một việc cụ thể thì sẽ có những khó khăn, trở ngại riêng trong quá trình làm việc. Hiểu được những khó khăn này thì Nhà nước ta đã đưa ra các quy định về việc trong một số trường hợp nhất định thì người sử dụng lao động sẽ được bù đắp các yếu tố khó khăn trong công việc, mức độ độc hại nguy hiểm mà công việc mang lại…

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP, phụ cấp ưu đãi nghề y tế được chia làm 06 mức như sau:

Mức phụ cấp 100%

Áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc, vị trí sau đây:

– Làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới);

– Làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Lưu ý: Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Quy định phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế mới nhất

Mức phụ cấp 70%

Áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

– Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;

– Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

Mức phụ cấp 60%

Áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

– Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;

– Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;

– Kiểm dịch y tế biên giới.

Mức phụ cấp 50%

Áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.

Mức phụ cấp 40%

Áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

– Làm chuyên môn y tế dự phòng;

– Xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh;

– Kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng;

– Giám định y khoa; y dược cổ truyền;

– Dược, mỹ phẩm;

– An toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế;

– Sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế ở mức 70%, 60% và 50%.

Mức phụ cấp 30%

Áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

– Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số – kế hoạch hóa gia đình;

– Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

Lưu ý: Đối với các đối tượng sau:

– Công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế;

– Công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng là công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y);

– Viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học

Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề đối với ngành y tế

Hiện nay thì căn cứ để tính mức phụ cấp ưu đãi đối với các đối tượng được hưởng nói chung và đối với cách tính phụ cấp ưu đãi ngành y tế nói riêng thì đều được chia thành nhiều mức với các bậc khác nhau tùy vào năng lực, thời gian làm việc cũng như hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức và có thể cộng với các khoản phụ cấp khác ….

Tại Điều 2 Nghị định 56/2011/NĐ-CP có quy định như sau:

Nguyên tắc áp dụng và cách tính phụ cấp

1. Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất.

2. Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm (sau đây viết là %) trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

Theo đó, phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung của đối tượng được hưởng.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC, Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định bằng công thức sau:

Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [Hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng

– Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.

– Phụ cấp ưu đãi theo nghề không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP và áp dụng từ ngày 01/7/2023.

Đồng thời, Bộ Y tế đã hướng dẫn việc thực hiện tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho ngành y tế tại Công văn số 3102/BYT-TCCB như sau:

Do thời gian áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết 31/12/2023 thì sẽ được truy lĩnh phần chênh lệch với mức phụ cấp ưu đãi nghề đã hưởng. Với người đã nghỉ việc, thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác được hưởng phụ cấp này trong thời gian công tác tại đơn vị trước khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyên công tác.

Với viên chức ngành y tế biệt phái từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2023, Công văn 3102 cũng hướng dẫn, trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức y tế biệt phái phải đảm bảo tiền lương và các quyền lợi khác cho đối tượng này.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Quy định phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế mới nhất đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về muốn giải thể công ty. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Mức phụ cấp do thủ trưởng đơn vị quyết định trong ngành y tế ra sao?

Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

Thời gian viên chức y tế nghỉ việc không hưởng lương có được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế không?

Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC có quy định như sau:
Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế
1. Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
2. Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức;
3. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;

Theo đó, thời gian viên chức y tế nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế.
Đối với viên chức y tế nghỉ việc không hưởng lương liên tục dưới 1 tháng hoặc nghỉ việc không liên tục thì thời gian nghỉ việc không hưởng lương vẫn được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.