Pháp luật quy định thế nào về tài sản đất đai hộ gia đình?

22/05/2022
Quy định pháp luật về tài sản đất đai hộ gia đình thế nào
495
Views

Chào Luật sư, Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định chủ thể tham gia các quan hệ dân sự bao gồm: Cá nhân và Pháp nhân. Điều đó có nghĩa là hộ gia đình không phải chủ thể của quan hệ dân sự. Vậy khi có tranh chấp về đất đai hộ gia đình thì giai quyết thế nào? Những quy định nào cần phải nắm? Pháp luật quy định thế nào về tài sản đất đai hộ gia đình?? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Sổ đỏ hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Quy định pháp luật về tài sản đất đai hộ gia đình thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Tài sản đất đai của hộ gia đình

 Điều 212 Bộ luật dân sự quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình như sau:

“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Quy định pháp luật về tài sản đất đai hộ gia đình thế nào
Quy định pháp luật về tài sản đất đai hộ gia đình thế nào

Pháp luật quy định thế nào về tài sản đất đai hộ gia đình?

Để Xác định người sử dụng đất trong bìa hộ cần hiểu rõ về quy định về chung về hộ gia đình sử dụng dụng quyền sử dụng đất.

Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân; huyết thống; nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; đang sống chung; và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Như vậy,người được xem là người sử dụng đất trong sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khi thỏa mãn các điều kiệm sau:

  • Điều kiện 1: Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo pháp luật;
  • Điều kiện 2: Đang sống chung (được xác định theo hộ khẩu gia đình);
  • Điều kiện 3: Có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (tức là thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình).

Quyền của chủ hộ đối với mảnh đất của gia đình

Quyền của chủ hộ đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng

Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định; cách ghi thông tin về người sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; khi cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình như sau:

“c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó.”.

Như vậy; trường hợp chủ hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung với những thành viên khác; thì được ghi tên trong Giấy chứng nhận (ghi rõ tại trang 1 của Giấy chứng nhận).

Quyền của chủ hộ khi ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giao dịch khác

Đất của hộ gia đình sử dụng đất là tài sản chung của các thành viên; đây là tài sản chung có thể phân chia. Khi chuyển nhượng; thì không cần phải có chữ ký của toàn bộ thành viên hộ gia đình sử dụng đất vào hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho; mà chỉ cần người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký tên. Nội dung này được quy đỉnh rõ tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; cụ thể:

“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.”.

Mặt khác, người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về nhà đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực (theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).

Tóm lại, chủ hộ gia đình có tên trên Giấy chứng nhận được thay mặt hộ gia đình ký tên vào hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp, tặng cho, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.

Quyền của chủ hộ khi ký các giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

Trong quá trình sử dụng đất có thể sẽ phát sinh nhiều thủ tục hành chính về đất đai; khi đó người đứng tên trên Giấy chứng nhận (thông thường là chủ hộ) có quyền ký các biểu mẫu, giấy tờ, hồ sơ của các thủ tục đó, cụ thể:

– Ký vào đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

– Ký vào các mẫu đơn khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính Giấy chứng nhận.

– Ký vào các mẫu đơn của các thủ tục đăng ký biến động khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền như: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Quy định pháp luật về tài sản đất đai hộ gia đình thế nào
Quy định pháp luật về tài sản đất đai hộ gia đình thế nào

Xác định người sử dụng đất trong bìa hộ gia đình thế nào?

Thuật ngữ “hộ gia đình sử dụng đất”; hay “bìa hộ” có lịch sử hơn 25 năm, nên xác định người sử dụng đất trong bìa hộ gia đình khá khó khăn. Để giải quyết sự bất cập này Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết hướng dẫn xác định người sử dụng đất trong bìa hộ để đúng tinh thần Luật đất đai 2013.  

Theo Khoản 4 Mục III Nghị quyết 01/2017/GĐ-TANDTC xác định người sử dụng đất trong bìa hộ cụ thể như sau:

– Thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên có quyền sử dụng đất là thời điểm được Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

– Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình phải căn cứ vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp cần thiết; Tòa án có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác định thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ giải quyết vụ án và đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Pháp luật quy định thế nào về tài sản đất đai hộ gia đình?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu Xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quyền của chủ hộ đối với mảnh đất gia đình mình được Luật quy định thế nào?

Quyền của chủ hộ được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng.
Quyền của chủ hộ được ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giao dịch khác.
Quyền của chủ hộ được ký các giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.

Hộ Gia đình bán đất có yêu cầu tất cả thành viên phải có mặt không?

Khi ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất của hộ gia đình; thì các thành viên có chung quyền sử dụng đất không nhất thiết phải có mặt; mà chỉ cần có văn bản đồng ý chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực để người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng chuyển nhượng với bên mua.

Khi hộ gia đình bán đất thì đi công chứng ở đâu?

Nơi công chứng: Tại bất kỳ Phòng/Văn phòng công chứng nào trong cả nước.  
Thời hạn công chứng: Không quá 02 ngày làm việc (thông thường sẽ lấy ngay).

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.