Bên thuê nhà có được phép cho thuê lại nhà đang thuê không?

23/05/2022
Bên thuê nhà có được phép cho thuê lại nhà đang thuê không
394
Views

Bên thuê nhà có được phép cho thuê lại nhà đang thuê không?

Hợp đồng thuê nhà ở được pháp luật quy định như thế nào? Khi giao kết hợp đồng thuê nhà ở thì quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác định ra sao? Trường hợp một trong các bên có hành vi vi phạm thoả thuận trong hợp đồng thì xử lý như thế nào? Bên thuê nhà có được phép cho thuê lại nhà đang thuê không?

Căn cứ pháp lí

Bộ luật dân sự 2015

Bên thuê nhà có được phép cho thuê lại nhà đang thuê không?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản:

“Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở; hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này; Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 475. Cho thuê lại

Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.”

Như vậy; đối với hợp đồng thuê nhà do các bên tự thỏa thuận về thời hạn thuê; giá thuê, hình thức trả tiền và múc đích thuê nhà. Trường hợp người thuê nhà thực hiện việc cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê nếu có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được bên cho thuê đồng ý.

Luật nhà ở 2014 quy định:

Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

  1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng; bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê; trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;

b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;

d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;

đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn; cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê…

Bán nhà đang cho thuê có được chấm dứt hợp đồng thuê nhà?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật Nhà ở 2014:

  • “Trường hợp chủ sở hữu bán nhà ở đang cho thuê thì phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết về việc bán và các điều kiện bán nhà ở; bên thuê nhà ở được quyền ưu tiên mua nếu đã thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà cho bên cho thuê tính đến thời điểm bên cho thuê có thông báo về việc bán nhà cho thuê;
  • Trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung; trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày bên thuê nhà ở nhận được thông báo mà không mua thì chủ sở hữu nhà ở được quyền bán nhà ở đó cho người khác; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn”.

Như vậy; trong trường hợp chủ sở hữu bán nhà ở đang cho thuê thì phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết về việc bán và các điều kiện bán nhà ở. Trường hợp 2 bên không thỏa thuận được về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà thì; theo quy định tại Khoản 2 Điều 133 Luật Nhà ở 2014:

“Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác; mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Như vậy; trường hợp bên thuê nhà không đồng ý trả nhà thì chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó.

Chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà?

Theo điểm đ khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014; bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi bên thuê chuyển đổi; cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê.

Như vậy; khi biết bên thuê cho thuê lại nhà mà không có sự đồng ý của mình thì chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê; và thu hồi nhà ở hoặc tiếp tục cho chính người đang thuê thuê nhà ở của mình.

Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác…(Khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở 2014).

Ngoài ra, theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thỏa thuận phạt vi phạm: “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng; theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm…”.

Theo đó; nếu trong hợp đồng thuê nhà có quy định về thỏa thuận phạt do vi phạm hợp đồng (vi phạm quy định về tự ý cho thuê lại nhà đang thuê) thì bên vi phạm phải trả cho bên kia số tiền theo mức phạt đã thỏa thuận khi ký kết hợp đồng thuê.

Trường hợp không nộp phạt vi phạm thì bên cho thuê có quyền khởi kiện tài Tòa án nhân dân có thẩm quyền để buộc bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ do vi phạm hợp đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Bên thuê nhà có được phép cho thuê lại nhà đang thuê không? ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự ; Cấp phép bay flycam; thành lập công ty; xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nhà ở hình thành trong tương lai gồm những loại nào?

Nhà ở hình thành trong tương lai gồm những loại nào?
Nhà ở hình thành trong tương lai gồm:
– Nhà ở xã hội hình thành trong tương lai: Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở (khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014).
– Nhà ở thương mại hình thành trong tương lai

Điều kiện chung của nhà ở hình thành trong tương lai được tham gia giao dịch là gì?

Nhà hình thành trong tương lai nói chung được tham gia giao dịch khi có các điều kiện: Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất; có thông báo giải tỏa; phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra; đối với các giao dịch liên quan đến nhà ở xã hội hình thành trong tương lai; nhà ở thương mại hình thành trong tương lai còn phải tuân thủ các điều kiện liên quan khác

Đối với nhà ở xã hội bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Nhà ở năm 2014; đối với nhà ở thương mại hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định về kinh doanh bất động sản.

Theo quy định Luật nhà ở thì nhà là?

Nhà là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình; cá nhân

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.