Những trường hợp không cần Giấy đi đường tại Hồ Chí Minh

19/09/2021
Những trường hợp không cần Giấy đi đường tại Hồ Chí Minh
555
Views

Nếu như mất giấy khai sinh thì có thể làm lại bằng trích lục giấy khai sinh, còn trong mùa dịch nếu đi ra đường thì cần phải có giấy đi đường. Song đến thời điểm hiện tại những trường hợp không cần Giấy đi đường tại Hồ Chí Minh? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nha!

Căn cứ pháp lý

Công văn 2800/UBND-VX

Công văn 2850/UBND-VX

Công văn 2994/UBND-ĐT

Nội dung tư vấn

Mẫu giấy đi đường, mẫu giấy xác nhận đi lại cho doanh nghiệp dịch Covid 19

Mẫu giấy đi đường, xác nhận đi lại tại Hà Nội

CÔNG TY ……………………..CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:           /CV-LVNV/v xác nhận nơi làm việcHà Nội, ngày        tháng       năm 2021     


GIẤY XÁC NHẬN
(V/v: đi lại do yêu cầu công việc)

Kính gửi::– Các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan.
– Ban chỉ đạo Phòng chống Dịch Covid-19 thành phố Hà Nội.
  • Căn cứ Chỉ thị số 16 ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Căn cứ Chỉ thị số 17 ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
  • Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng như Chỉ thị của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, qua nội dung, công ty chúng tôi nhận thấy rằng ngành nghề mà công ty chúng tôi đang hoạt động là thiết yếu, không nhất thiết phải tạm dừng hoạt động hoàn toàn để phòng chống dịch.

Vì vậy, để đảm bảo việc lưu thông hàng hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh không bị đình trệ, công ty mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan tạo điều kiện cho Người lao động có thông tin sau đây được đi lại từ nhà đến nơi làm việc (tại địa chỉ:…………………………………………………………………………………………) cũng như đi từ nơi làm việc về nhà trong thời gian này để tiếp tục công việc chuyên môn của mình:

Họ và tên:………………………………………………………….
CMND/CCCD số:…………. do ………….………….………….…………
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………….
Số điện thoại:………..……………………………………………………………….
Nội dung công việc chính:……………………………………………………….….

  Rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ. Công ty chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

ĐẠI DIỆN CÔNG TY
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Mẫu giấy đi đường, xác nhận đi lại tại thành phố Hồ Chí Minh

CÔNG TY ……………………..CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:           /CV-LVNV/v xác nhận nơi làm việcThành phố Hồ Chí Minh, ngày        tháng       năm 2021     


GIẤY XÁC NHẬN
(V/v: đi lại do yêu cầu công việc)

Kính gửi::– Các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan.
– Ban chỉ đạo Phòng chống Dịch Covid-19 thành phố Hà Nội.
  • Căn cứ Chỉ thị số 16 ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Căn cứ Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 22/07/2021 của Thành ủy TPHCM.

Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng như Chỉ thị của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, qua nội dung, công ty chúng tôi nhận thấy rằng ngành nghề mà công ty chúng tôi đang hoạt động là thiết yếu, không nhất thiết phải tạm dừng hoạt động hoàn toàn để phòng chống dịch.

Vì vậy, để đảm bảo việc lưu thông hàng hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh không bị đình trệ, công ty mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan tạo điều kiện cho Người lao động có thông tin sau đây được đi lại từ nhà đến nơi làm việc (tại địa chỉ:…………………………………………………………………………………………) cũng như đi từ nơi làm việc về nhà trong thời gian này để tiếp tục công việc chuyên môn của mình:

Họ và tên:………………………………………………………….
CMND/CCCD số:…………. do ………….………….………….…………
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………….
Số điện thoại:………..……………………………………………………………….
Nội dung công việc chính:……………………………………………………….….

  Rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ. Công ty chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

ĐẠI DIỆN CÔNG TY
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Mẫu giấy đi đường, xác nhận đi lại tại các địa phương khác

CÔNG TY ……………………..CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:           /CV-LVNV/v xác nhận nơi làm việc…………………………., ngày        tháng       năm 2021     


GIẤY XÁC NHẬN
(V/v: đi lại do yêu cầu công việc)

Kính gửi::– Các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan.
– Ban chỉ đạo Phòng chống Dịch Covid-19 thành phố Hà Nội.
  • Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Căn cứ Chỉ thị số Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

            Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng như Chỉ thị của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, qua nội dung, công ty chúng tôi nhận thấy rằng ngành nghề mà công ty chúng tôi đang hoạt động là thiết yếu, không nhất thiết phải tạm dừng hoạt động hoàn toàn để phòng chống dịch.

            Vì vậy, để đảm bảo việc lưu thông hàng hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh không bị đình trệ, công ty mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan tạo điều kiện cho Người lao động có thông tin sau đây được đi lại từ nhà đến nơi làm việc (tại địa chỉ:…………………………………………………………………………………………) cũng như đi từ nơi làm việc về nhà trong thời gian này để tiếp tục công việc chuyên môn của mình:

Họ và tên:………………………………………………………….
CMND/CCCD số:…………. do ………….………….………….…………
Địa chỉ thường trú:………………………………………………………….
Số điện thoại:………..……………………………………………………………….
Nội dung công việc chính:……………………………………………………….….

  Rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ. Công ty chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

ĐẠI DIỆN CÔNG TY
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Lưu ý: Đối với thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác sẽ có lệnh cấm không ra khỏi nhà sau 18 giờ trừ một số hoạt động thiết yếu như:

  1. Cấp cứu;
  2. Các lực lượng thực hiện, phục vụ, hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  3. Công nhân vệ sinh môi trường, đô thị; xử lý sự cố về điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật;
  4. Các cửa hàng xăng dầu do công an tỉnh, quân đội trực tiếp quản lý để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch.

Vậy những trường hợp nào không cần Giấy đi đường tại Hồ Chí Minh?

Những trường hợp không cần Giấy đi đường tại Hồ Chí Minh

Theo đó, kể từ ngày 16/9/2021, những đối tượng sau đây không cần Giấy đi đường khi lưu thông tại Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Người đi tiêm vắc xin có tin nhắn hoặc giấy mời, kèm Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, người dân từ nhà ra UBND cấp xã hoặc cơ quan y tế để xin giấy xác nhận;
  • Đại diện cơ quan, doanh nghiệp đi nộp, nhận, đổi Giấy đi đường tại các Sở, Ngành, PC08, UBND và Công an cấp huyện, UBND và Công an cấp xã;
  • Người đi làm Căn cước công dân có mang theo hồ sơ xin cấp Giấy đi đường hoặc có cơ sở chứng minh nội dung hẹn nhận, đổi, cấp Giấy đi đường;
  • Người có vé máy bay di chuyển ra sân bay;
  • Lực lượng y tế: có thẻ y tế, thẻ sinh viên ngành Y hoặc Giấy đi đường do Thủ trưởng đơn vị cấp, Nhân viên nhà thuốc có giấy tờ chứng minh chuyên môn dược và chứng minh về nơi làm việc;
  • Người đi xét nghiệm Covid-19 có giấy tờ chứng minh;
  • Các cá nhân, phương tiện chở oxy, thuốc men, vật tư thiết bị y tế, phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19 có các giấy tờ chứng minh;
  • Nhân viên vận chuyển gas cho phép lưu thông trong phường hoặc phường liền kề;
  • Nhân viên vệ sinh môi trường;
  • Người có quan hệ với bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện;
  • Thành viên tổ bay các hàng không (phi công, tiếp viên..);
  • Các phi công thực hiện chuyến bay huấn luyện, kiểm tra định kỳ tại 03 trung tâm huấn luyện bay;
  • Nhân viên các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không đang thực hiện làm việc “3 tại chỗ” tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được phép di chuyển thay ca;
  • Người thân đi chăm sóc cha mẹ già đang ở một mình, bệnh nhân Covid-19 cách ly tại nhà một mình, có giấy xác nhận của UBND xã phường hoặc cơ quan y tế;
  • Luật sư tham gia tố tụng được lưu thông khi có thông báo yêu cầu, giấy triệu tập của các cơ quan tố tụng;
  • Cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán được lưu thông đổi ca làm việc hàng tuần;
  • Công nhân làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao: nghỉ việc về nhà khi nhà máy ngừng hoạt động, người lao động đến nhà máy đổi ca làm việc hoặc người lao động đến làm việc tại công ty, nhà máy mở cửa hoạt động được phép lưu thông;
  • Nhân viên bưu cục, giáo viên vận chuyển sách đến nhà;
  • Giảng viên, giáo viên các trường học đến trường hoặc điểm dạy học trực tuyến được lưu thông phù hợp với lịch dạy học trực tuyến.

Như vậy, trên đây là những trường hợp không cần Giấy đi đường tại Hồ Chí Minh.

Hành vi sử dụng giấy đi đường giả bị khép vào tội gì?

Về việc xử lý đối với người có hành vi sử dụng giấy tờ giả; hiện nay trong quy định của pháp luật hiện hành có quy định về việc xử lý đối với hành vi này tùy theo từng mức độ. Theo đó, tùy theo từng mức độ mà hành vi sử dụng giấy tờ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc bị xử phạt hành chính và xử lý bằng các hình thức xử lý kỷ luật khác.

Những trường hợp không cần Giấy đi đường tại Hồ Chí Minh ở trên. Người sử dụng giấy đi đường giả có thể bị khép vào tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Hành vi mua giấy đi đường giả để thông chốt bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính

Đối với hành vi sử dụng, mua giấy đi đường giả để thông chốt nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể; phụ thuộc vào loại giấy tờ giả mà họ sử dụng là loại giấy tờ nào. Bởi hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành không quy định một mức xử phạt hành chính chung cho việc sử dụng các loại giấy tờ giả; mà quy định việc xử phạt hành vi này trong từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ:

– Đối với hành vi sử dụng chứng minh nhân giả thì căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt tiền với mức tiền phạt là 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu Chứng minh nhân dân giả.

– Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; thì căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP , người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt với mức tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu Văn bằng, chứng chỉ giả…

Truy cứu trách nhiệm hình sự

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

Khung 1

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức; hoặc sử dụng con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Hy vọng bài viết Những trường hợp không cần Giấy đi đường tại Hồ Chí Minh; sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0833.102.102 Xin cảm ơn!

Câu hỏi thường gặp:

Giấy tờ giả là gì?

Giấy tờ giả tức là những giấy tờ không phải là thật, không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp; mà được làm ra với bề ngoài giống như thật; nhằm mục đích “đánh lừa”; lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân. 

Hành vi sử dụng giấy đi đường giả bị khép vào tội gì?

Người sử dụng giấy đi đường giả có thể bị khép vào tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Đăng tin giả về covid có bị xử phạt gỡ tin và đính chính thông tin không?

Ngoài các chế tài xử lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự thì đối tượng tung tin giả cũng phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật mà mình đã đăng về dịch bệnh covid 19.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận