Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

19/09/2021
Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?
1216
Views

Phòng vệ chính đáng là gì? Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều người khi không xác định được ranh giới của chúng. Vậy thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? Hãy cũng Luật sư X tìm hiểu nha!

Xin chào Luật sư X,

Mới gần đây tôi đang ngồi ăn cơm trong nhà bạn tôi, thì anh B từ đâu lao đánh vào mặt tôi. Anh B đánh, lúc đầu tôi đã tránh đi những sau đó anh B vẫn đuổi theo đánh. Vì không nhịn được sự tức giận nên tôi đã có những hành động phản lại đòn anh B đánh tôi. Nhưng không may tôi cầm ghế đậm vào lưng anh B, anh B lấy tay đỡ. Do đó, tay anh B đã bị gẫy. Bản thân tôi chỉ bị bầm tím 1 bên mặt.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp trên, hành vi của tôi có được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không?

Tôi cảm ơn Luật sư ạ!

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

Phòng vệ chính đáng là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì:

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền; hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác; hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”

Theo như quy định trên thì Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả cần thiết; khi bị người khác xâm phạm về tính mạng sức khỏe. Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ; đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật; mà nó còn thể hiện thái độ tích cực chống trả sự xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước; của tổ chức, của mình hoặc của người khác.

Điều kiện để được xem là phòng vệ chính đáng

Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 không có quy định về điều kiện được xem là phòng vệ chính đáng tuy nhiên từ định nghĩa về “phòng vệ chính đáng” và từ thực tiễn áp dụng luật thì có thể thấy rằng một người thực hiện hành vi được xem là “Phòng vệ chính đáng” khi có những điều kiện sau:

  • Điều kiện từ phía nạn nhân: Nạn nhân phải là người đang có hành vi trái pháp luật nhằm xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi trái pháp luật, trước hết là hành vi phạm tội và những hành vi khác trái với quy định của pháp luật thuộc các ngành luật khác như: Luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự, luật hành chính, luật kinh tế và các văn bản pháp luật khác.
  • Điều kiện từ phía người có hành vi phòng vệ: Một người vì lợi ích chính đáng của mình hay của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước…được quyền hành động khi nguồn nguy hiểm do con người đã và đang gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp. Quyền phòng vệ chính đáng chỉ phát sinh khi hành vi tấn công trái pháp luật gây thiệt hại đến các lợi ích đang hiện hữu xảy ra và chưa có dấu hiệu dừng lại. Người phòng vệ chỉ được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm mà gây thiệt hại cho người khác thì mới được xem là phòng vệ chính đáng.
  • Điều kiện về sự tương xứng giữa hành vi tấn công gây thiệt hại và hành vi phòng vệ chính đáng: Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng. Sự tương xứng không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện đó hoặc hành vi tấn công gây thiệt hại đến mức nào thì người phòng vệ cũng được gây thiệt hại đến mức độ đó. Sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan.
  • Điều kiện về hành vi chống trả: Hành vi chống trả phải là cần thiết. Cần thiết là không thể không chống trả hoặc không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của người khác, của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.

Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, chỉ bị xem là vượt quá giới hạn phòng vệ khi người thực hiện hành vi phòng vệ chống trả quá mức cần thiết hoặc không phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Giới hạn “cần thiết” được hiểu là biện pháp phòng vệ nói chung đủ mức ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp. Giới hạn cần thiết không có nghĩa là hậu quả mà người phòng vệ đã gây ra phải bằng hay tương đương với thiệt hại mà người có hành vi tấn công trái pháp luật định gây ra.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý như thế nào?

Trách nhiệm hình sự của họ được giảm nhẹ hơn so với các trường hợp bình thường. Mức độ trách nhiệm hình sự được giảm nhẹ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ vượt quá và các tình tiết giảm nhẹ khác. Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể xử lý bằng các hình thức như:

  • Phạt tiền
  • Cải tạo không giam giữ
  • Phạt tù

Khi nào vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015, nếu bạn giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trường hợp bạn phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015:

Nếu bạn có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Nếu bạn có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Với trường hợp bạn phạm tội này mà dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Theo đó, hành vi của bạn là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đang. Khi bạn có điều kiện để chạy nhưng bạn vẫn ở lại để dùng ghế gây thường tích cho anh B.

Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Hy vọng bài viết Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0833.102.102 Xin cảm ơn!

Câu hỏi thường gặp:

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được giảm nhẹ TNHS không?

Hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng còn là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu người phạm tội phạm một trong hai tội nêu trên quy định tại Điều 126 và 136 Bộ luật Hình sự thì hành vi này không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nữa (căn cứ Khoản 3 Điều 51 Bộ luật Hình sự).

Bồi thường do vượt quá phòng vệ?

Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 594 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:.
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một trường hợp đặc biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Mục đích của phòng vệ chính đáng là gì?

Mục đích của Phòng vệ chính đáng là nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp; đồng thời ngăn chặn hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công.
Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện; tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc; họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp; phương tiện thích hợp để chống trả, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ; chỉ coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi sự chống trả rõ ràng là quá đáng

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời