Bị hàng xóm lấn chiếm đất phải làm gì để đòi lại?

19/09/2021
Bị hàng xóm lấn chiếm đât đai,
1215
Views

Theo quy định hiện hành, trường hợp bị hàng xóm lấn chiếm đất phải làm gì để đòi lại được? Hãy cùng phòng tư vấn Luật đất đai của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Tình huống:

Chào luật sư, nhà tôi có 500m vuông đất thổ cư, với 15m mặt đường, miếng đất đã được làm sổ đỏ đầy đủ. Năm 2012 tôi cùng gia đình chuyển đi làm ăn xa nên đất đai có để trống. Năm ngoái, tôi và gia đình chuyển lại về đây sinh sống thì phát hiện diện tích đất nhà mình bị lấn chiếm. Một người hàng xóm sau khi xây nhà đã xây lấn sang đất nhà tôi. Giờ tôi cần phải làm gì để đòi lại diện tích đất bị hàng xóm lấn chiếm?

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Quyền chung của người sử dụng đất

Căn cứ điều 166 luật đất đai 2013; quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau:

Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Như vậy, hành vi của người hàng xóm xây nhà lấn đất của nhà bạn là hành vi vi phạm pháp luật, đã xâm phạm quyền chung của chủ sở hữu đất được pháp luật bảo vệ. Bạn có thể đòi lại đất bị hàng xóm lấn chiếm theo quy định của pháp luật đất đai.

Bị hàng xóm lấn chiếm đất phải làm gì để đòi lại?

Tiến hành hòa giải tại UBND Xã

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Trường hợp hòa giải thành

Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp hòa giải không thành

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Căn cứ điều 203 quy định về thẩm quyền giải quyết đất đai sau khi hòa giải không thành như sau:

– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Xử phạt hành chính đối với người có hành vi lấn chiếm đất

Căn cứ khoản 4 điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP; quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Người lấn chiếm đất của nhà bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn chiếm đất tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quy định của luật đất đai về hành vi lấn chiếm đất đai?

Căn cứ khoản 1 điều 12 luật đất đai 2013; hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi bị nghiêm cấm và là hành vi vi phạm pháp luật.

Lấn chiếm đất đai là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì lấn chiếm đất đai được hiểu như sau:
Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các trường hợp lấn chiếm đất đai?

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Trả lời