Nghĩa vụ vợ chồng trong hôn nhân được quy định như thế nào?

29/01/2022
Nghĩa vụ vợ chồng trong hôn nhân được quy định như thế nào
647
Views

Bên cạnh mặt tình cảm vợ chồng; thì pháp luật cũng đặt ra những quy định về nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân. Vậy nghĩa vụ vợ chồng trong hôn nhân được quy định như thế nào?

Với bài viết này; Luật sư X chúng tôi cung cấp tới bạn các vấn đề xoay quanh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng

Việc xác định thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân có vai trò quan trọng đến việc xác định quyền; nghĩa vụ của vợ và chồng với nhau; vấn đề tài sản của vợ chồng và vấn đề con cái.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân được hiểu như sau:

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Như vậy, kể từ khi giấy đăng kí kết hôn có hiệu lực; nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân cũng bắt đầu xuất hiện từ đây. 

Nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân được quy định như thế nào

Nghĩa vụ của vợ chồng về thân nhân

Trong hôn nhân, nghĩa vụ của vợ chồng là ngang nhau. Theo đó, vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng, yêu thương, chung thủy với vợ, chồng của mình. Vợ chồng phải quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ công việc gia đình.

Khi kết hôn; vợ chồng có nghĩa vụ phải sống chung với nhau; trừ khi có thỏa thuận khác về việc sống chung; hoặc do yêu cầu đặc tính của nghề nghiệp; công việc; học tập; tham gia các hoạt động xã hội hoặc các lý do chính đáng khác.

Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ sức khỏe; danh dự và nhân phẩm cho nhau; tạo điều kiện cho nhau trong công việc; học tập; tham gia hoạt động xã hội. Ngoài ra; vợ chồng phải tôn trọng tính ngưỡng tôn giáo của nhau.

Nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản trong thời kì hôn nhân

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có nghĩa vụ bình đẳng ngang nhau về việc tạo lập và duy trình khối tài sản chung. Đồng thời; vợ và chồng có nghĩa vụ đóng góp vào khối tài sản chung để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Về tài sản, vợ chồng có các nghĩa vụ chung sau:

– Các nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng, chiếm hữu, định đoạt tài sản chung;

– Các nghĩa vụ phát sinh do vợ chồng thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng nhau thỏa thuận xác lập, các nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà cả hai vợ chồng cùng phải chịu theo quy định của pháp luật;

– Các nghĩa vụ phát sinh từ việc dùng tài sản riêng để duy trì và phát triển khối tài sản chung hoặc với mục đích tạo ra nguồn thu nhập chính cho ra đình;

– Nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do con gây ra mà cha mẹ phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

– Những nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Cũng theo Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

– Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

– Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Như vậy, vì khoản tiền mà ba của bạn phải bồi thường là do ba bạn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu bị hại kiện ba bạn ra tòa thì ba bạn sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Do đây là nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của ba bạn, nên mẹ bạn sẽ không có nghĩa vụ trả nợ trong hoàn cảnh này.

Nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái

– Khi kết hôn và sinh con, ngoài nghĩa vụ của vợ chồng về thân nhân và tài sản còn phát sinh thêm nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái. Các nghĩa vụ của vợ chồng đối với con cái bao gồm:

– Yêu thương, tôn trọng các ý kiến của con; chăm sóc giáo dục con, giúp con phát triển một cách lành mạnh cả về thể chất, tinh thần và đạo đức, để con trở thành một công dân tốt;

– Chăm sóc, nuôi dưỡng con; bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của con khi con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất khả năng lao động mà không có tài sản để tự nuôi mình;

– Là người giám hộ hoặc đại diện cho con theo quy định của pháp luật;

– Pháp luật nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử; lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; xúi giục cưỡng ép con thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái với đạo đức;

– Cha mẹ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây ra;

– Quản lý tài sản thay con nếu con dưới 15 tuổi hoặc con mất năng lực hành vi dân sự;

– Cấp dưỡng cho con nếu ly hôn mà không trực tiếp nuôi con.

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về nghĩa vụ mà vợ chồng trong thời kì hôn nhân.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nghĩa vụ vợ chồng trong hôn nhân được quy định như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nếu kết hôn mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ vợ chồng có bị xử phạt không?

Trả lời: Trường hợp này tòa án sẽ xem xét, nếu có những hành vi sai trái thì sẽ xử phạt theo quy định của pháp luật.

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta được quy định như thế nào?

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.