Mới ra trường được làm chỉ huy trưởng công trình không?

28/12/2021
Mới ra trường được làm chỉ huy trưởng công trình không?
1067
Views

Mới ra trường được làm chỉ huy trưởng công trình không? Chỉ huy trưởng công trình xây dựng là chức danh rất quan trọng trong 1 dự án hay 1 công trình xây dựng. Vậy Mới ra trường được làm chỉ huy trưởng công trình không? Sau đây là giải đáp của Luật sư 247 về vấn đề này như sau.

Căn cứ pháp lý

Luật xây dựng 2014;

Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Mới ra trường được làm chỉ huy trưởng công trình không?

Chỉ huy trưởng là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý; điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một công trình; hoặc gói thầu cụ thể.

Điều kiện để tổ chức thi công công trình

Khi tổ chức thi công công trình cần đáp ứng đủ điều kiện sau:

– Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại;, cấp công trình xây dựng.

– Chỉ huy trưởng công trường có chuyên môn; và năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình phù hợp.

– Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.

Điều kiện làm chỉ huy trưởng công trường

– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

  • Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I; hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề; của ít nhất 01 công trình từ cấp I; hoặc 02 công trình từ cấp II cùng lĩnh vực trở lên;
  • Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II; hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề; của ít nhất 01 công trình từ cấp II; hoặc 02 công trình từ cấp III cùng lĩnh vực trở lên;
  • Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III; hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung hành nghề; của ít nhất 01 công trình từ cấp III; hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng lĩnh vực trở lên.

– Phạm vi hoạt động của chỉ huy trưởng

  • Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng; hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;
  • Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng; hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;
  • Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng; hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã tham gia thi công xây dựng.

Tùy thuộc vào từng công trình; hạng của giấy phép hành nghề khác nhau sẽ có điều kiện hành nghề khác nhau. Mới ra trường được làm chỉ huy trưởng công trình không? Câu trả lời là có thể nếu trong thời gian học tập trên ghế nhà trường đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III; hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng lĩnh vực trở lên.

Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III

Mới ra trường được làm chỉ huy trưởng công trình không? Nếu khi ở trên ghế nhà trường không tham gia dự án; hay công trình nào thì để làm chỉ huy trưởng công trình hạng III phải đáp ứng điều kiện sau:

– Có đủ năng lực hành vi dân sự (không bị mất năng lực hành vi dân sự; hay hạn chế NLHVDS) theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài; và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Về trình độ chuyên môn:

  • Đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng; Có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: xây dựng công trình; kinh tế xây dựng; kiến trúc; chuyên ngành kỹ thuật xây dựng khác có liên quan đến xây dựng công trình;
  • Đối với lĩnh vực giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình; Có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành; điện,; cơ khí; thông gió – cấp thoát nhiệt; cấp – thoát nước; chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

– Về kinh nghiệm:

  • Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc giám sát thi công xây dựng từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp;
  • Đã tham gia giám sát thi công xây dựng; hoặc tham gia thiết kế xây dựng; hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

– Đạt yêu cầu sát hạch cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng.

Thủ tục cấp giấy phép hành nghề xây dựng

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 01 Phụ lục IV Nghị định này;

– 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm và tệp tin ảnh có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

– Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp;

Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp; phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định; và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng; gia hạn chứng chỉ hành nghề;

– Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân; hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng; và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai;

– Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài;

– Bản sao kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

– Các tài liệu theo quy định phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề

– Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I.

– Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II và hạng III.

– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II và hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

Trên đây là giải đáp “Mới ra trường được làm chỉ huy trưởng công trình không?”. Nếu có thắc mắc các vấn đề pháp luật hãy liên hệ hotline 083310102 để được hỗ trợ.

Bạn đọc có thể quan tâm

Xây dựng trạm dừng nghỉ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật

Bồi thường về đất để xây dựng công trình điện

Xây dựng nhà trái phép có tháo dỡ không?

Câu hỏi thường gặp

Chỉ giới đỏ là gì?

Căn cứ Luật xây dựng 2014 quy định Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.

Có bao nhiêu cấp công trình xây dựng?

Căn cứ Luật xây dựng 2014 quy định Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình gồm:
– Cấp công trình xây dựng phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Luật này được xác định căn cứ vào quy mô, mức độ quan trọng, thông số kỹ thuật của công trình, bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
– Cấp công trình xây dựng phục vụ thiết kế xây dựng công trình được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Cấp công trình phục vụ quản lý các nội dung khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp nào được gia hạn giấy phép xây dựng?

Căn cứ Luật xây dựng 2014 quy định trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng như sau:
Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.