Bồi thường về đất để xây dựng công trình điện

29/11/2021
Bồi thường về đất để xây dựng công trình điện
390
Views

Việc thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp bị thiệt hại do phải giải tỏa được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định của pháp luật về bồi thường về đất để xây dựng công trình điện như thế nào? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 51/2020/NĐ-CP

Nghị định số 14/2014/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Điều kiện được bồi thường về đất

Phải có giấy chứng nhận (sổ hồng, sổ đỏ) hoặc không có giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện được cấp; trừ duy nhất 01 trường hợp. Đó là: Đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 1.7.2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng (theo Khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013).

Hình thức bồi thường

Bồi thường bằng tiền, ngoài ra nếu thu hồi đất ở thì được bồi thường bằng đất; hoặc nhà ở nếu không còn đất ở; nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi; trừ trường hợp muốn bồi thường bằng tiền.

Mức bồi thường

Tính theo giá đất cụ thể do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định hoặc theo thỏa thuận giữa người sử dụng đất; và doanh nghiệp nếu công trình điện lực do tư nhân đầu tư; và thực hiện (không phải do Nhà nước thu hồi đất).

Bồi thường về đất để xây dựng công trình điện

Căn cứ khoản 12 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định về thu hồi đất và bồi thường; hỗ trợ để xây dựng công trình điện lực như sau:

“Việc thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp bị thiệt hại do phải giải tỏa được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.”.

Theo quy định trên, người dân cần lưu ý một số quy định sau:

– Điều kiện được bồi thường về đất: Phải có Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ); hoặc không có Giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện được cấp; trừ duy nhất 01 trường hợp.

– Hình thức bồi thường: Bồi thường bằng tiền; ngoài ra nếu thu hồi đất ở thì được bồi thường bằng đất; hoặc nhà ở nếu không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường; thị trấn nơi có đất thu hồi; trừ trường hợp muốn bồi thường bằng tiền.

– Mức bồi thường: Tính theo giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định; hoặc theo thỏa thuận giữa người sử dụng đất; và doanh nghiệp nếu công trình điện lực do tư nhân đầu tư; và thực hiện; (không phải do Nhà nước thu hồi đất).

Đối với cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

Căn cứ pháp lý tại Điều 23 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP Bồi thường đối với cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không quy định như sau:

1. Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong hành lang an toàn lưới điện, nếu phải chặt bỏ và cấm trồng mới theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định nàythì được bồi thường theo quy định hiện hành.

2. Cây có trước khi thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp và trong hành lang thuộc loại không phải chặt bỏ và cấm trồng như quy định tại Khoản 3 Điều 12 hoặc cây ngoài hành lang có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này thì đơn vị quản lý vận hành có quyền kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho đường dây dẫn điện trên không và thực hiện bồi thường theo quy định.

3. Mức bồi thường đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện một (01) lần đối với một cây và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, phù hợp với thực tế của địa phương.”

Bồi thường đối với cây trong và ngoài hành lang BVAT lưới điện cao áp

– Cây trong hành lang và có trước khi có thông báo thu hồi đất để xây dựng lưới điện nếu không phải chặt bỏ và cấm trồng theo quy định thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho lưới điện và thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

– Cây ngoài hành lang và có thể vi phạm khoảng cách an toàn theo quy định; thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra; chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho lưới điện; và thực hiện bồi thường như đối với cây trong hành lang.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Bồi thường về đất để xây dựng công trình điện“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Câu hỏi liên quan

Bồi thường chi phí di chuyển theo quy định của Luật Đất đai?

– Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt.
– Mức bồi thường cụ thể sẽ do UBND cấp tỉnh quy định (người dân tại tỉnh, thành nào thì phải xem trong quyết định của UBND tỉnh, thành đó).

Quy định về Hỗ trợ chi phí di chuyển?

Ngoài việc được bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình được quy định tại Điều 18 và đất được quy định tại Điều 19 Nghị định này, nếu chủ sở hữu nhà ở tự tìm được đất ở mới và có nguyện vọng di chuyển khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, thì tự thực hiện việc di chuyển và được hỗ trợ chi phí di chuyển theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thời hạn bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình ngoài hành lang BVAT lưới điện cao áp?

Nếu không có nhu cầu di dời thì phải có văn bản đề nghị được ở lại gửi UBND cấp huyện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để đầu tư xây dựng đường dây 500 kV xây dựng sau và được bồi thường đất, nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời